Công nghệ là chìa khóa để tăng năng suất lao động
Năm 2023 tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của nước ta chỉ đạt 3,65% trong khi mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội giao là 5 - 6%. Như vậy, 2023 là năm thứ 3 liên tiếp chỉ tiêu này không đạt.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến do Việt Nam chưa có lực lượng lao động được đào tạo cơ bản, kể cả cấp cao và cấp thấp. Thứ hai, dù đã có chú trọng về vấn đề công nghệ nhưng so với các nước khác, Việt Nam vẫn chậm một bước. Nguyên nhân cuối cùng là do tiền lương của lao động còn thấp hơn so với mặt bằng.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ hiện nay đang rất tập trung vào vấn đề công nghệ trong việc nâng cao năng suất lao động. Thậm chí, nếu thực hiện hiệu quả các vấn đề công nghệ thì năng suất lao động sẽ tăng rất nhanh.
Sự can thiệp của công nghệ rất quan trọng. Nếu chúng ta làm nhanh, làm tốt thì năng suất lao động tăng rất nhanh. Thứ hai phải có chế độ tiền lương, mặc dù sắp tới chúng ta tăng lương từ 1/7 nhưng tôi nghĩ vẫn thấp.
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Hiện nay, nền kinh tế phục hồi nhưng bình quân tăng trưởng chỉ khoảng 5%. Bởi vậy trước mắt phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, thích nghi ngay với những tình hình biến động của thế giới để cải thiện nhanh tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động để thích ứng với việc ứng dụng công nghệ cao, đột phá trong thu hút nguồn lực chất lượng cao.

Để năng suất lao động được cải thiện, trong thời gian tới cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và tăng cường liên kết mạng lưới đổi mới sáng tạo. Xây dựng cơ chế trọng dụng nhà khoa học và thí điểm chính sách ưu đãi đặc thù. Đây cũng là vấn đề Chính phủ đưa ra tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV được nhiều đại biểu quan tâm.


Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.
Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
0