Công nghệ kỹ thuật số trong xưởng đóng tàu Trung Quốc
Các kỹ sư đeo kính 3D để làm việc trong một cabin mô phỏng của tàu chở hàng lỏng. Bằng cách tạo bản sao ảo của tàu, các chuyên gia đóng tàu có thể đánh giá mọi chi tiết trong thiết kế, kiểm tra hiệu suất, phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và chỉnh sửa nguyên mẫu thử nghiệm trước khi bắt đầu sản xuất thực tế. Trước đây, các kỹ sư sẽ dựa theo bản vẽ 2D và tưởng tượng các chi tiết. Nhưng từ khi có mô hình 3D, độ chính xác cao hơn và chi phí vật liệu, gia công giảm trên 50%.
Ngoài sử dụng kỹ thuật số, các công ty đóng tàu của Trung Quốc cũng ứng dụng công nghệ robot vào dây chuyên sản xuất. Ví dụ như "Diaoma" – một bộ phận then chốt trong việc vận hành cần trục của tàu. Việc sản xuất Diaoma từng rất tốn thời gian và công sức. Từ khi sử dụng dây chuyền sản xuất bằng robot, chi phí lao động giảm và năng suất tăng đáng kể.
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đã mang lại nhiều đột phá mới trong sự phát triển của ngành đóng tàu Trung Quốc.


Chuyên cơ Không lực Một Air Force One - biểu tượng quyền lực và công nghệ hàng đầu của nước Mỹ dự kiến sẽ bị trì hoãn đến năm 2029 hoặc muộn hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.
Với tầm bay tối đa 14.484 km nhờ động cơ Rolls-Royce và thiết kế khí động lực học, mẫu G800 của hãng Gulfstream đã được chứng nhận là máy bay tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới.
Nhằm tăng trải nghiệm cho khách đi tàu, ngành đường sắt sẽ đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với tên gọi Hoa Phượng Đỏ từ ngày 10/5 sắp tới.
Một công ty đóng tàu tại Australia đã hạ thủy tàu điện chạy bằng pin lớn nhất thế giới, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực hàng hải và là dự án lớn nhất mà công ty này từng thực hiện.
Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, hoạt động khai thác vận tải hàng không đã diễn ra sôi động, tăng trưởng cao và cơ bản ổn định.
0