Công điện của Thủ tướng về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Công điện nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết số 156/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022, đồng thời để bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính:
1. Khẩn trương có các biện pháp kịp thời, hiệu quả để chấn chỉnh, ổn định, thúc đẩy hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, an toàn, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững; có các biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
2. Khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023; chủ động có biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất ngay các biện pháp phù hợp, hiệu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ. Yêu cầu các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ" và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
3. Chủ động đẩy mạnh hơn nữa theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhất là chống tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách và các hoạt động không lành mạnh khác để đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững. Khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Có các biện pháp cụ thể để bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ; trình Chính phủ trước ngày 20 tháng 12 năm 2022./.


Đồng tiền điện tử Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 21/5, vượt qua mức đỉnh cũ được thiết lập hồi tháng 1/2025.
Giá vàng thế giới đã tăng phiên thứ ba liên tiếp và đạt mức cao nhất trong một tuần vào ngày 21/5, trong bối cảnh đồng USD suy yếu và nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao giữa bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị.
Giá vàng miếng tăng trong phiên sáng 22/5 nhưng đến phiên chiều quay đầu giảm, hiện dao động ở mức 118,8-120,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
58 tổ chức tín dụng đã phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt hơn 704 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với cuối năm 2024 và chiếm tỷ trọng 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tính đến hết tháng 3/2025.
Nếu một ngân hàng thương mại dành những khoản vay ưu đãi đặc biệt, lãi suất rất thấp, thậm chí 0% cho một nhóm doanh nghiệp "sân sau", sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn và đối mặt bài toán cân đối lợi nhuận.
Giá vàng trong nước hiện tăng mạnh với giá vàng miếng tăng 1,7 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
0