Công bố thêm 8 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Trong đó Hà Nội có 2 Di sản Phi vật thể được đưa vào danh sách cấp quốc gia lần này là: Lễ hội truyền thống Hội làng Văn Giang - Nam Dương, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Ứng Hòa, và Nghề thủ công truyền thống Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa.
6 di sản còn lại được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm: Tri thức dân gian Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên; Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, Điện Biên; Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn) phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Nghề thủ công truyền thống Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và Nghề thủ công truyền thống Nghề thêu, ren Ninh Hải, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.


Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên đượctên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận.
Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Khoảng 200 tài liệu, hình ảnh về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng, hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sẽ được trưng bày tại Triển lãm trực tuyến Hải cảng xưa.
Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội được xếp hạng Di tích văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận nghề làm diều sáo truyền thống.
Lễ hội bơi làng Đăm đã trở lại sau 7 năm gián đoạn, mang đến không khí sôi động trên dòng sông truyền thống của phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.
0