Công bố di sản văn hóa phi vật thể về ẩm thực
Trong danh mục 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phở vẫn là món ăn đặc trưng nhất.
Phở Hà Nội:

Phở Hà Nội là một món ăn được chế biến từ những nguyên liệu bản địa sẵn có như: gạo, thịt bò, thịt gà và các gia vị thông dụng của người Việt. Quy trình chế biến và thưởng thức phở Hà Nội chứa đựng tinh hoa của đất kinh kỳ, chứa đựng chiều dài văn hóa, sự khéo léo và tinh tế của người Hà Nội.
Phở Nam Định:

Cùng với phở Hà Nội, không thể không nhắc đến phở Nam Định. Phở Nam Định rất đa dạng, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là phở bò với phần nước dùng thường có vị ngọt đậm và béo ngậy. Bánh phở Nam Định thường là loại bánh tráng tay và thái bằng tay, sợi to. Những miếng thịt bò được đập mềm nhưng khéo léo để phần thịt còn nguyên miếng.
Mì Quảng:

Đó không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn hàm chứa cả diễn trình lịch sử hình thành hệ tri thức dân gian của vùng đất này. Món Mì Quảng có vị ngọt, độ dai nhẹ của sợi mì, có vị béo của các loại thịt, vị ngọt của nước dùng, vị thơm, giòn của lạc rang, vị thanh mát của rau sống hòa vào vị cay của ớt.
Mì Quảng thưởng thức vào mùa nào cũng phù hợp . Giá trị đặc trưng của Mì Quảng là ở tính bình dân, phổ biến, linh hoạt và dễ thích nghi.
Bánh chưng, bánh dày Phú Thọ:

Bánh chưng, bánh dày, tượng trưng cho “Trời tròn - Đất vuông”, gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, bánh chưng, bánh dày vẫn được người Việt gìn giữ vẹn nguyên về hình dáng, hương vị và sự trân trọng khi dành dâng cúng tổ tiên.
Tục làm bánh chưng, giã bánh dày là truyền thống văn hóa, phong tục tập quán không thể thiếu trong các ngày lễ, Tết, ngày hội truyền thống ở Phú Thọ và trở thành sản phẩm đặc trưng của đất Tổ để công chúng và du khách lựa chọn làm quà tặng người thân, gia đình khi hành hương về với cội nguồn.
Nước mắm Phú Quốc:

Để có được những giọt nước mắm có độ đạm cao, hương vị thơm ngon đậm đà, mùi thơm nhẹ, ánh lên màu nâu cánh gián… là cả một quá trình, từ chọn nguyên liệu cá cơm, đến cách muối cá và ủ chượp.
Hiện nay, việc sản xuất nước mắm tại Phú Quốc vẫn giữ vững quy trình truyền thống kết hợp công nghệ hiện đại, được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu hóa lý theo tiêu chuẩn để đạt chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ được ưa chuộng trong nước, nước mắm Phú Quốc còn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.


Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
0