Còn rất nhiều ngư dân chưa thể liên lạc được
Sáng ngày 8/9, một không khí nặng nề bao trùm toàn bộ cảng Cái Rồng. Tại khu vực thuyền bè neo đậu, rất đông người dân đang tụ tập để nghe ngóng thông tin những ngư dân chưa trở về sau cơn bão số 3.
Anh Vũ Văn Tuân (khu 5, thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn) cho hay: “Nhiều gia đình họ xót lắm, vì đây là tất cả gia sản của ngư dân như chúng tôi rồi. Mất là mất hết. Giờ tiền mất, người cũng chẳng thấy đâu”.

Sáng nay 8/9, nhiều người dân cũng đổ xô ra khu vực ven cảng để ngóng tình hình. Một số hộ ngư dân ở đây còn tập hợp nhau lại để chuẩn bị ra ngoài khu vực nuôi trồng để tìm người.

“Có gia đình 6 người mà giờ 3 người không thấy tung tích đâu. Bão táp thì chẳng còn lạ gì với dân biển chúng tôi, mà chưa bao giờ chúng tôi thấy có cơn bão khủng khiếp thế này”, một người dân xót xa chia sẻ.

Tuy nhiên, việc người dân không di chuyển vào bờ để tránh bão hoàn toàn không phải do sự chủ quan, quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng. Từ giữa tuần, các lực lượng chức năng đã thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh và trực tiếp đến các tàu thuyền để huy động người dân di chuyển lên bờ tránh bão từ chiều ngày 6/9.
Chị Nguyễn Thị Loan, chủ tàu tại Cái Rồng chia sẻ: “Không phải từ hôm qua, mà là từ đầu tuần, lực lượng quân sự, công an, biên phòng đã tuyên truyền cho người dân rồi phòng tránh bão. Đúng 16h chiều hôm qua 7/9, các lực lượng cũng đã trực tiếp đi kêu gọi người dân về bờ. Như nhà tôi có một tàu bè và nuôi một ít ngao, thì thôi cũng đành gia cố hết sức rồi về bờ tránh bão thôi, trong lòng cũng lo canh cánh ấy chứ. Chứ nhiều nhà đã đầu tư 30 - 40 tỷ vào tàu thuyền và lồng cá, giờ sao dám để mặc cả gia sản như vậy…”.

Theo người dân, bản thân họ cũng đã ý thức được mức độ nguy hiểm của cơn bão, nhưng vì lo lắng cho tài sản nên họ mới liều mình làm vậy.
Để giúp đỡ bà con, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương cũng đã huy động lực lượng để kịp thời hỗ trợ, vận động và giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả.

Trao đổi với PV Đài Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Văn Chức - Chính trị viên Ban CHQS huyện Vân Đồn, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh cho hay: trước cơn bão, đơn vị đã tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan ban ngành vận động bà con trên biển rời khỏi các lồng bè để đảm bảo an toàn. Sau cơn bão, đơn vị cũng đã tiếp tục tham mưu cho chính quyền địa phương, đặc biệt là các xã, thị trấn ngoài đảo làm tốt công tác ứng cứu, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả. Sáng nay 8/9, chúng tôi cũng đã thành lập các đoàn công tác gồm 4 mũi xuống các địa phương, ra các lồng bè để vận động và giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả."
Hiện tại, các lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục công tác hỗ trợ người dân tìm kiếm người, tài sản và khắc phục hậu quả sau bão.


Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Bất động sản là “miếng mồi béo bở”, nhưng không thể vì thế mà để mọi doanh nghiệp nhà nước ào ạt chen chân.
0