Còn mãi điệu Then | Trăm miền hội tụ | 29/12/2023

Ngoài các giá trị di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên thì sự đa dạng, phong phú về văn hoá cũng được coi là thế mạnh giúp Hà Nội trở thành một bức tranh văn hóa nhiều màu sắc trong mắt du khách bốn phương. Nhiều người đã ví Hà Nội chính là “một Việt Nam thu nhỏ” bởi Thủ Đô là nơi hội tụ kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền và các dân tộc tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nhưng vẫn nổi lên những nét đặc sắc riêng. Đặc biệt đó là điệu hát Then Cao Bằng - một di sản văn hóa phi vật thể đã được thế giới ghi danh.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên khắp dải đất hình chữ S, từ những dãy núi trập trùng ở phương Bắc đến bờ biển nắng gió phương Nam, mỗi vùng đất đều có một lễ hội mang bản sắc rất riêng. Có nơi trang nghiêm với những chuẩn mực lễ nghi, có nơi lại rộn ràng tươi vui trong những câu hát, điệu múa cùng tiếng trống, tiếng cười giòn tan của cộng đồng quây quần đoàn kết bên nhau.

Vùng đất Lai Châu là mái nhà chung của 20 dân tộc anh em và mỗi dân tộc đều có nét đẹp đặc trưng, tạo nên kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương. Đến với Lai Châu, du khách sẽ dược giới thiệu về Lễ hội Nàng Han - một nghi lễ tâm linh giàu ý nghĩa của đồng bào Thái trắng tại xã Mường So, huyện Phong Thổ.

Trong tâm thức của mỗi người con đất Việt, tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên mà còn trở thành nét đẹp văn hóa, góp phần hun đúc tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. Hàng năm, vào dịp lễ hội, những người con đất Việt ở khắp mọi miền đất nước đều hội tụ về Phú Thọ và Đền Mẫu Âu Cơ, một biểu tượng thiêng liêng của cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Mộc Châu, vùng cao nguyên thơ mộng của Sơn La, không chỉ quyến rũ du khách bởi cảnh sắc hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của người Thái. Lễ hội Cầu Mưa diễn ra vào tháng 3 hằng năm, là một nghi lễ thiêng liêng, thể hiện khát vọng mùa màng bội thu và gắn kết cộng đồng. Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách, đưa họ hòa mình vào không gian văn hóa độc đáo với những thanh âm rộn ràng và sắc màu truyền thống của núi rừng Tây Bắc.

Nhiều hộ dân từ các tỉnh miền núi phía Bắc đã di cư vào Tây Nguyên và các vùng biên giới, hải đảo để xây dựng kinh tế mới. Với tinh thần kiên cường và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, những người con xa quê từng bước ổn định cuộc sống, hòa mình vào cộng đồng mới và cùng phát triển.

Mỗi khi nhắc đến nghề muối, Bạc Liêu là cái tên nổi bật với truyền thống hàng trăm năm. Nghề làm muối ở đây không chỉ đơn thuần là công việc mưu sinh, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc, phản ánh sự gắn kết bền chặt giữa con người và thiên nhiên.