Còn bao nhiêu tỉnh, thành sau sáp nhập?
Cụ thể, dự thảo đề xuất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).
Để bảo đảm cho chính quyền địa phương các cấp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Theo dự thảo, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh: cơ bản giữ như quy định hiện hành. Dự thảo Luật chỉ tăng số lượng thích hợp đại biểu HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh (từ 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh).
Dự thảo cũng bổ sung quy định Ủy viên của Ban của HĐND cấp tỉnh, có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để kế thừa quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.
Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở: Dự thảo Luật quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) cơ bản thiết kế như đối với HĐND và UBND cấp huyện (trước khi giải thể) nhưng có quy mô nhỏ hơn. Theo đó, số lượng đại biểu HĐND cấp cơ sở tối đa là 40 đại biểu.
Số lượng đại biểu HĐND tỉnh miền núi, vùng cao được bầu tăng tối đa từ 75 lên 90 đại biểu; số lượng đại biểu HĐND tỉnh còn lại và các thành phố trực thuộc trung ương được bầu tăng tối đa từ 85 lên 90 đại biểu; HĐND thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 125 đại biểu (bằng số quy định tại Luật Thủ đô áp dụng cho thành phố Hà Nội).
Dự kiến, có khoảng 15% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay phải chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện. Đồng thời dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp cơ sở thực hiện.
Dự thảo được lấy ý kiến trong 2 tháng, từ ngày 24/3 đến ngày 24/5. Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025.


Phải quy rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Thường trực Chính phủ vừa qua.
Tối 19/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên để điều tra tội lừa dối khách hàng. Ngoài ra, có 4 bị can khác là lãnh đạo trong công ty CP Asia Life cũng bị khởi tố về tội 'Sản xuất hàng giả là thực phẩm'.
Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội ngày 20/5 đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định chuyển giao, tiếp nhận 4 đảng bộ tổng công ty.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong chiều 20/5 đã chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, tới chào xã giao lãnh đạo Thành uỷ nhân chuyến công tác tại Hà Nội.
'Dược sĩ làm thuốc giả, hậu quả chẳng khác nào giết người hàng loạt' là phát biểu gây chú ý tại phiên thảo luận tổ chiều 20/5, khi Quốc hội góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch.
0