Có thêm 25 dư chấn sau trận động đất ở Myanmar
Chính quyền quân sự Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên một vùng rộng lớn ở trung tâm đất nước, bao gồm các vùng Sagaing, Mandalay, Bago, Magway, bang Shan ở phía Đông, cũng như Thủ đô Naypyitaw và thành phố Mandalay lớn thứ hai nước này.
Trận động đất mạnh xảy ra ở Myanmar ngày 28/3 đã gây ra thương vong nặng nề và thiệt hại vô cùng lớn về tài sản. Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar tối ngày 29/3 thông báo rằng, số người chết trong trận động đất đã tăng lên 1.644 người. Ngoài ra, nhiều nơi ở Thái Lan và Lào giáp ranh với Myanmar cũng cảm nhận được rung lắc mạnh, gây ra nhiều mức độ thương vong và sập nhà khác nhau.

Trong bối cảnh tình hình trở nên nghiêm trọng, ASEAN đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố chung khẳng định sự đoàn kết với Myanmar và Thái Lan. Theo tuyên bố, ASEAN nhận thức rõ ràng nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo và sẵn sàng hỗ trợ công tác cứu trợ và phục hồi tại hai quốc gia này. Các quốc gia thành viên của ASEAN sẽ phối hợp triển khai Đội đánh giá và ứng phó khẩn cấp, nhằm xác định những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cung cấp hỗ trợ kịp thời.
Không chỉ ASEAN, mà các quốc gia và tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng bày tỏ sự chia buồn sâu sắc và cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong cuộc khủng hoảng này.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0