Cổ phiếu VFS giảm sâu trên sàn Nasdaq

Ngày thứ hai niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu của VinFast quay đầu giảm gần 19% sau ngày đầu tăng phi mã.

Trái với diễn biến tăng sốc ở phiên đầu tiên, cổ phiếu VFS của hãng xe điện VinFast vừa khép lại phiên giao dịch thứ hai trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) vào rạng sáng nay 17/8 (giờ Việt Nam) trong sắc đỏ, giảm điểm.

Vừa vào đầu phiên mã VFS lập tức bị nhà đầu tư dồn dập bán ra, rơi xuống vùng giá 25 USD/cổ phiếu, tương đương giảm hơn 48% so với giá của phiên trước (37,06 USD/cổ phiếu).

Lượng cổ phiếu được nhà đầu tư "sang tay" trong phiên chỉ đạt hơn 2,8 triệu cổ phiếu, sụt giảm hơn 2,4 lần so với phiên trước. Với thị giá vừa được xác lập, vốn hóa thị trường của VinFast tụt mức 70 tỉ USD, giảm 15 tỉ USD so với phiên ra mắt.

Cổ phiếu VFS chốt phiên giao dịch 16/8 tại 30,11 USD, giảm 18,75% so với phiên giao dịch trước

Trước đó, cổ phiếu VFS có màn chào sàn ấn tượng tại thị trường chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Có thời điểm, giá lên tới 39 USD/cổ phiếu. Tiếp đó dừng ở mức 37 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch 16/8 tại 30,11 USD, giảm 18,75% so với phiên giao dịch trước. Tổng lượng giao dịch đạt hơn 3 triệu cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa của VinFast là 69,5 tỷ USD.

Dù giảm tới 19%, song cổ phiếu VFS vẫn được đánh giá là ở mức cao hơn so với giá chào sàn là 22 USD/cổ phiếu.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Mỹ, việc lên xuống của thị trường chứng khoán Mỹ thời điểm này không gây ngạc nhiên. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones bị giảm 0,52% xuống còn 34.765,74 điểm. Sắc đỏ cũng bao trùm chỉ số sàn Nasdaq, ghi nhận mức âm 1,15%, rớt xuống vùng 13.474,63 điểm. Chỉ số S&P500 bị giảm 0,76%, lùi về mốc 4.404,33 điểm.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc VinFast, cho biết: "VinFast sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn để đẩy nhanh quá trình mở rộng thị trường quốc tế, tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới và đem các sản phẩm xe điện đến gần hơn với tất cả mọi người".

Cũng theo bà Thủy, mọi thứ mới chỉ là bắt đầu, không có con đường nào trải toàn hoa hồng. Thành công của Hãng xe điện Việt Nam trên thị trường quốc tế hôm nay là tiền đề cho nỗ lực tiếp theo của Vinfast nói riêng và Vingroup nói chung./.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...