Cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp

Những căn hộ chỉ có giá từ vài trăm triệu tới hơn 1 tỷ đồng, đang được ráo riết tìm kiếm tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành lân cận, nơi phát triển mạnh các khu công nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, giá nhà thương mại tăng nhanh, nên các dự án nhà ở xã hội, với giá bán hợp lý được người dân mong chờ, đặc biệt là người có thu nhập thấp.

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ, nhiều địa phương đang đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Luật Nhà ở mới có hiệu lực từ 1/8 vừa qua, các ưu đãi cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, với các cơ chế rộng mở như: được miễn tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế giá trị gia tăng, được dành tỷ lệ tối đa 20% diện tích để kinh doanh, làm nhà ở thương mại.

Bên cạnh đó, nhiều thủ tục được rút gọn khi doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, cũng như thủ tục đề nghị miễn. Những ưu đãi rõ ràng đã thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động tham gia xây nhà ở xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.