Cơ hội hòa bình cho Thổ Nhĩ Kỳ
Động thái này mở ra hy vọng về một giải pháp hòa bình sau hơn 40 năm giao tranh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị và an ninh khu vực.
Trong tuyên bố chính thức, Ủy ban điều hành Đảng Công nhân người Kurd PKK khẳng định sẽ tuân thủ và thực hiện lời kêu gọi hòa bình của thủ lĩnh Ocalan, đồng thời bày tỏ sự đồng thuận với thông điệp của ông. Trước đó, vào ngày 27/2, ông Ocalan đã kêu gọi PKK giải tán và từ bỏ vũ khí nhằm tạo điều kiện cho một tiến trình hòa giải với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.
Phản ứng trước động thái này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng lời kêu gọi của Ocalan đã mở ra một giai đoạn mới trong nỗ lực hướng tới một “Thổ Nhĩ Kỳ không có khủng bố”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, Ankara sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện lệnh ngừng bắn và có những hành động phù hợp.
PKK vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã tiến hành các hoạt động vũ trang chống chính quyền Ankara từ năm 1984. Xung đột kéo dài hơn bốn thập kỷ này đã khiến hơn 40.000 người thiệt mạng.
Dù từng có nhiều nỗ lực đàm phán hòa bình, vòng đàm phán gần đây nhất sụp đổ vào năm 2015, nhưng những tín hiệu nhượng bộ gần đây từ cả hai phía đang tạo cơ hội cho một giải pháp lâu dài.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0