Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024
Hiện nay, các cơ sở sản xuất gỗ và các sản phẩm gỗ tại các làng nghề cũng đón nhận nhiều tín hiệu khả quan. Ngay từ đầu năm 2024, cơ sở sản xuất nội thất này cũng đã tìm kiếm được đơn hàng sản xuất nội thất với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tổng trị giá đơn hàng hơn 1 tỷ đồng, đảm bảo việc làm ổn định cho lao động trong khoảng thời gian từ nay đến hết tháng 4/2024.
Với những tín hiệu tích cực đầu năm, các doanh nghiệp trong ngành gỗ và nội thất đang tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để gia tăng đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới.

Tuy nhiên, những khó khăn vẫn chưa hẳn đã qua. Bởi lẽ, đơn hàng chủ yếu trong thời gian ngắn, quy mô cũng nhỏ hơn khiến doanh nghiệp khó tính toán dài hơi và phải có sự thích ứng nhanh chóng.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ: "Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm truy xuất nguồn gốc của gỗ và cần đảm bảo thực hiện những cam kết hợp pháp mà Việt Nam đã ký với quốc tế. Các doanh nghiệp cần có người thực hiện giải trình, cam kết đầu vào và đầu ra, áp dụng các phần mềm kế toán hiện đại để khi có sự cố thì chúng ta có đủ bằng chứng để chứng minh chúng ta kinh doanh hoàn toàn minh bạch."

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD. Đây là chỉ tiêu khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang leo thang và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cần chú trọng mở rộng thị trường mới, đa dạng hóa các kênh bán hàng từ truyền thống và phi truyền thống, liên tục cập nhật xu hướng mới, nắm bắt thị hiếu của khách hàng để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.


Ngày hội kết nối kinh doanh 2025 vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm, năng lực lẫn nhau; vừa là nơi kết nối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối tác trong và ngoài nước.
Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp châu Âu muốn được mở rộng đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi,
Tọa đàm “Đối thoại Hà Nội 2025 Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều ngày 28/2, đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà đầu tư của các tỉnh, thành cả nước.
Tình hình tài chính khó khăn khiến Nhựa Rạng Đông bị nhảy nhóm nợ xấu, kéo theo việc mất khả năng thanh toán và chậm công bố báo cáo tài chính.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế suất hiện nay (20%) để hỗ trợ khu vực này phát triển bền vững.
Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.
0