Cố đô Huế - 40 năm bảo tồn và phát triển
40 năm trước, ngày 10/6/1982, Di sản cố đô Huế đang đứng trước nguy cơ bên bờ vực bị xóa sổ. Lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ đã kịp thời đề ra giải pháp để cứu vãn di sản Huế, đầu tiên là quyết định thành lập một đơn vị chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong việc lập kế hoạch phục hưng, cứu vãn Di sản cố đô Huế và chính từ đó Công ty Quản lý di tích lịch sử và văn hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế ngày nay được thành lập, với chức năng và nhiệm vụ chính là tham mưu xây dựng kế hoạch, chiến lược bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị di sản cố đô Huế. Đây cũng chính là bước ngoặc to lớn cho công cuộc phục hưng di sản Huế.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn di tích dần đạt kết quả quan trọng. Từ năm 1996 đến nay, 170 hạng mục công trình được bảo tồn, trùng tu với hơn 2.000 tỷ đồng, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao, đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội.
Vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững, diện mạo của một cố đô lịch sử dần hồi sinh với hệ thống hạ tầng, cảnh quan môi trường ở các khu di sản được phục hồi, tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế. 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, đơn vị bảo tồn di sản hàng đầu của Việt Nam...

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen cho tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn Di sản cố đô Huế.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao vai trò hạt nhân, nòng cốt của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong công cuộc phục hưng di sản. Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ mong muốn đơn vị tiếp tục sáng tạo và tham mưu cho tỉnh nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị di sản Huế, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh.
Đặc biệt, cùng toàn tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Cố đô Huế theo quyết định 42 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh kết nối, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, tìm kiếm cơ hội quảng bá các giá trị di sản văn hóa Huế; huy động tối đa các nguồn lực để chung tay phát triển di sản văn hóa Huế thành một thương hiệu phát triển bền vững, một điểm đến luôn mới lạ và hấp dẫn du khách.
Cũng trong dịp này, nhằm tri ân và tuyên dương những đóng góp to lớn đó của các tập thể, cá nhân cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 9 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vận động tài trợ quốc tế vào sự nghiệp bảo tồn Di sản cố đô Huế.


Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
0