Chuyển nhà tái định cư bỏ hoang thành nhà ở xã hội

Trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm, khiến giá liên tục tăng cao thì có đến hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Nhằm cải thiện nguồn cung, nhiều ý kiến đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để chấm dứt tình trạng lãng phí này.

Những căn hộ thuộc khu 38,4 ha phường Bình Khánh, thành phố Thủ Đức, nằm trong chương trình 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm , đã bị bỏ hang gần 10 năm nay. Xót xa trước cảnh hoang tàn này, nhiều người chỉ biết hy vọng, mong mỏi sẽ được Nhà nước chuyển đổi thành nhà ở xã hội (NƠXH) hoặc nhà ở thương mại giá rẻ để những người lao động có thu nhập trung bình có thể mua, thoát cảnh ở thuê, an cư lạc nghiệp.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, kiến nghị biến khu tái định cư bỏ hoang thành nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chính là giải pháp tránh lãng phí tài nguyên đất đai, cải thiện nguồn cung, nâng cao chất lượng sống của người dân và phát triển đô thị bền vững. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam từng đề xuất, bên cạnh quỹ nhà bán đấu giá, Nhà nước có thể nghiên cứu ghép nhà tái định cư và nhà ở xã hội vào cùng một phân khúc.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, kiến nghị biến khu tái định cư bỏ hoang thành NƠXH, nhà ở thương mại chính là giải pháp tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

Việc chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội không quá khó khăn vì Chính phủ đang chú trọng phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này còn một số vướng mắc cần giải quyết.

Trong đó, vấn đề diện tích nhà ở xã hội quy định từ 25-70m2 trong khi 70% các căn hộ tái định cư có diện tích lớn hơn. Hơn nữa, giá thi công dự án tái định cư cách đây 10 năm trước khá cao, giờ chuyển qua dự án nhà ở xã hội sẽ được tính toán lại như thế nào?

Giá thi công dự án tái định cư cách đây 10 năm trước khá cao, giờ chuyển qua dự án NƠXH sẽ được tính toán lại như thế nào?

TP. HCM hiện có hơn 14.0000 căn hộ tái định cư bỏ trống, tập trung nhiều nhất tại khu tái định cư Bình Khánh, quận 2 với hơn 12.000 căn hộ và khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh với hơn 2.000 căn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².

Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).

UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau: