Chuyên gia nước ngoài hỗ trợ điều trị trẻ dị tật tay
Bị thiếu xương quay bẩm sinh nên từ khi lọt lòng mẹ, cánh tay phải của bé gái đã phát triển không bình thường, không có ngón cái, bàn tay quặt ngang tạo thành hình chữ L. Dù đã hai lần trải qua phẫu thuật nhưng bé vẫn cần thêm một lần phẫu thuật để ghép xương cẳng chân để tái tạo xương tay.
Anh Nguyễn Minh Đức, bố của bệnh nhi, chia sẻ: "Lúc sinh ra thấy con không bình thường, hai vợ chồng cũng hoang mang lo lắng, sau cũng bình tĩnh tìm hiểu thông tin từ nhiều nơi".
Hàng chục trẻ mắc các dị tật bàn tay bẩm sinh được thăm khám và phát hiện tại bệnh viện Xanh Pôn. Nhiều trẻ chỉ khi sinh ra bố mẹ mới phát hiện ra các dị tật này và được thăm khám khi tình trạng dị tật đã nặng hơn.

Thống kê, mỗi năm, có khoảng 40.000 trẻ mắc các dị tật được sinh ra, trong đó tỷ lệ trẻ mắc các dị tật bàn tay bẩm sinh được phát hiện ngày càng nhiều. Chỉ trong 2 ngày 13-14/10, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã khám sàng lọc và điều trị cho 120 bệnh nhi mắc các dị tật này và các bệnh lý cơ xương khớp.
Ths Bác sỹ CKII Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh, Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết: "Sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt trong điều trị các dị tật phức tạp. Nguồn lực và kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia quốc tế sẽ giúp chúng tôi nâng cao khả năng điều trị, đặc biệt là với các ca bệnh phức tạp".
TS Bác sỹ Francisco Antonio Soldado Carrena, Trưởng khoa Phẫu thuật Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện HM Nens, Tây Ban Nha, cho hay: "Những dị tật này rất khó để xử lý vì bệnh nhân không chỉ cần được cải thiện về thẩm mỹ mà còn cải thiện chức năng bàn tay, cánh tay. Như hội chứng khớp giả xương chày bẩm sinh rất khó chữa vì tỷ lệ cắt cụt cao. Chúng tôi sẽ phải thực hiện phương pháp ghép vạt xương chày vi phẫu có cuống để các cháu có thể đi lại, hoạt động bình thường".
Sau thăm khám và sàng lọc, đoàn chuyên gia gồm 6 bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh hình nhi đến từ Tây Ban Nha, Mỹ và Trung Quốc sẽ tham gia tư vấn, hội chẩn và phẫu thuật các ca bệnh khó trong vòng 1 tuần.


Các bác sĩ khoa khoa Phẫu thuật Thần kinh 2, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đã lần đầu tiên phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có khối u tuyến yên đường kính 5x6 cm, xâm lấn sâu vào các vùng quan trọng của não.
Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác quản lý thai, cũng như sàng lọc trước sinh, nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ những giọt máu tình nguyện được sẻ chia từ cộng đồng, nhiều người bệnh đã vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, từng bước hồi phục và trở lại với cuộc sống bình thường.
Không chỉ khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà người dân Lào, chuyến công tác tại tỉnh Hủa-phăn những ngày đầu tháng 4 này của Bệnh viện An Việt còn có nhiều hoạt động nghĩa tình, góp phần vun đắp hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện của hai nước Việt Nam - Lào.
Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".
Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.
0