Chuyển đổi số trong giáo dục nhờ Blockchain và AI
Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục, mới đây, hơn 1000 sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia Tọa đàm “Blockchain và AI trong giáo dục và đào tạo giáo viên” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo phối hợp cùng nhà trường tổ chức.
Ứng dụng Blockchain và AI để xây dựng kế hoạch giảng dạy, làm video tái hiện kiến thức sinh động hay hỗ trợ giáo viên cá nhân hóa bài giảng, tự động hóa việc nghiên cứu và truy xuất thông tin nhanh hơn là những lợi ích mà công nghệ đang giúp sinh viên ngành sư phạm tối ưu hóa phương pháp giảng dạy, giảm tải công việc hành chính.
Ở chiều ngược lại, các nhà trường có thể ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính giáo dục, minh bạch học phí và các giao dịch giữa nhà trường và sinh viên, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành của các tổ chức giáo dục. Ban tổ chức kì vọng, chương trình sẽ là bước đi cụ thể trong việc kết nối các đơn vị giáo dục, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào thực tiễn. Đây là bước tiến quan trọng hưởng ứng Quyết định 4268, giúp thúc đẩy đổi mới giáo dục trên nền tảng công nghệ số.
Ông Nhuyễn Đức Long - Giám đốc Chuyển đổi số Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo cho biết: "Theo yêu cầu hiện nay, tất cả các trường học khi tuyển dụng đều yêu cầu phải có các kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng bài giảng. Vì vậy, trang bị kỹ năng về AI sẽ giúp cho các bạn có nhiều cơ hội hơn".
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi AI phát triển thiếu kiểm soát, bao gồm vi phạm quyền riêng tư, thao túng thông tin và suy giảm tư duy phản biện của người học. Khung pháp lý AI là cần thiết nhưng khó có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, do đó, các nguyên tắc đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sử dụng AI trong giáo dục để AI trở thành công cụ hỗ trợ hay vì thay thế con người.


Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.
Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
0