Chuyển đổi số đem lại hiệu quả trong y tế
Không cần đến sớm hay xếp số, ông Vũ Văn Hùng (quận Long Biên, Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang theo đúng giờ đã hẹn để khám định kỳ bệnh tiểu đường. Chỉ sau hơn một tiếng, ông đã hoàn tất lịch khám.
Ông Hùng chia sẻ: "Mọi cái rất đơn giản, đi chụp phim cũng không phải cầm giấy tờ quay trở lại nơi khám, rất nhanh".
Được đặt lịch khám, chọn chuyên khoa và giờ khám theo nhu cầu bản thân. Sau khi đến viện, mọi thông tin của người bệnh đã được cập nhật đến cho bác sĩ khám nên không còn cảnh phải xếp hàng, lấy số. Điều này đã giúp giảm thời gian chờ đợi. Hàng trăm bệnh nhân đến khám tại đây đều cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi nhờ chuyển đổi số.

Từ một năm nay, chiếc đèn đọc phim X-quang, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, ở các khoa phòng của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trở nên thừa thãi. Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS) trên máy tính đã hỗ trợ cho các bác sỹ đọc phim. Thậm chí, mọi dữ liệu cận lâm sàng như xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm, nội soi…của bệnh nhân đều được cập nhật lên phần mềm quản lý bệnh viện.

Mỗi ngày, tại đây luôn tiếp nhận khoảng 1.700 - 2.000 bệnh nhân đến khám, gần 900 giường nội trú hầu như luôn kín. Trước đây, khi chưa ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh, Bệnh viện Đức Giang cũng không thoát khỏi tình trạng quá tải đặc biệt vào đầu giờ sáng, đầu tuần ở khu khám bệnh, quầy thuốc và khu vực thanh toán.
Chỉ trong bốn năm, lượng bệnh nhân đến với viện tăng gấp đôi trong khi số nhân viên y tế và bàn khám không đổi. Hiện, hoạt động số hóa đã đáp ứng được 85% các quy trình vận hành trong bệnh viện.


Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.
TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
0