Chút hơi ấm ngày đông
Quê ta, một ngày êm ả! Cơn gió cuối đông rót hơi lạnh vào mọi khoảng trống không gian. Ngoại nhẹ nhàng chắt nước khi cơm sôi vừa đủ, rồi khéo léo đặt vào đó chén cá mặn để chưng, khi cơm vừa cạn nước, cá cũng vừa chín. Hương thơm của cá lan tỏa khắp nhà mằn mặn mà níu lấy đôi bàn chân tôi ngưng bước để ở lại với bà ăn bữa cơm ngày mưa vội vã.
Tôi lại cạnh bên ngoại, hít hà mái tóc ám đầy mùi khói bếp. Ánh mắt ngoại nheo lại vì cay cay, có cả vị mặn của cá làm cho nước bọt cứ tứa ra. Bầu trời tự dưng trở mình nổi gió, mấy cơn gió cứ ạt ào rít trên mái tôn cũ, xô những cây bắp ngoài vườn dúi vào với nhau. Ngoại nhấc nồi cơm từ trên bếp xuống đặt vào mâm đã có sẵn đĩa rau lang luộc, nước chấm và tô canh, rồi vội vàng với tay mặc thêm chiếc áo dạ cho ấm người. Tôi thấy bà hơi run lên vì rét, chạnh lòng thương đôi vai gầy đã hơn nửa đời vất vả lo toan, gánh gồng vì con cháu. Tôi ngồi lại bên nồi cơm nóng hổi, xới mỗi người mỗi bát. Bà gắp và đặt miếng cá mặn vào bát cơm tôi rồi giục: Cháu ăn nhanh đi cho nóng sốt!

Nhìn nồi cơm đang tỏa ra hơi ấm, tôi thấy vui, khi nhà chẳng còn phải ăn cơm độn như thời bao cấp, cuộc sống giờ đây đã khá giả hơn. Trên bàn ăn dù chỉ toàn là món ăn dân dã nhưng cũng là “mĩ vị” của một thời gian khó, nhọc nhằn. Đó là rau lang luộc, cá mặn chưng. Thời tiết mưa dầm dề mà được ăn những thứ này còn gì bằng. Cá mặn là gọi theo vị của cá, thực chất đây là món cá muối với nhiều loại cá, cá chuồn. cá nục, cá mòi…
Tôi nhớ những sáng mưa tầm, mưa tã, ngoại mặc chiếc áo tơi bước vội xuôi dòng nước trên con đường làng mà về nhà. Tay bà mang theo món cá mặn, tôi tíu tít mừng vui vì tối nay có cá ăn. Cũng có những năm mùa mưa đến sớm, ngoại lại tự tay mình muối lấy chum cá để trong góc sân nhà vắng nắng. Rồi chậm rãi mà dùng qua cả một mùa mưa. Đã bao mùa nước lũ qua đi, tóc bà nay đã như mây trời ấp ôm, chở che cả một đời tôi.
Trong khoảnh khắc này, vết cứa tâm hồn của đứa trẻ tuổi đôi mươi dường như đang được chữa lành bằng tình thương vô hạn của bà. Lòng tôi ngập tràn yêu nhớ, những kỷ niệm xưa cũ như thước phim chiếu chậm chạy qua tâm trí mình. Thấy tôi ngẩn ngơ, bà dừng đũa, ánh mắt đầy âu yếm nhìn tôi nở nụ cười hiền hậu: “Lâu lắm rồi con mới về. Bà vui lắm. Cố gắng ăn uống, học hành cho đến nơi đến chốn”. Và miếng cơm, cắn miếng cá rồi nhai chầm chậm trong miệng, cơm dẻo thơm, cá đậm đà. Còn gì ngon bằng hương vị bữa cơm của ngoại.

Mỗi năm tôi mỗi lớn, đôi mắt bà đã mờ theo màu thời gian. Hôm nay tôi về, còn bữa cơm quê dạt dào tình thương, nhưng liệu rằng ngày mai hơi ấm đó còn chăng? Bưng bát cơm trên tay mà lòng tôi cứ nghèn nghẹn. Chẳng biết còn có thể về nhà quây quần cùng ngoại được bao lần nữa. Gian bếp kia sợ một ngày nào đó sẽ chẳng còn ngọn lửa nào để sưởi ấm đời tôi. Mâm cơm chiều mang theo tình thương của bà mặn mà, ấm áp… Hơi ấm ngày đông vẫn còn vương lại mãi trong trái tim tôi./.


Tròn 50 năm non sông thu về một mối, người dân từ Đất Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái được hân hoan sống trong độc lập, tự do. Tháng Tư, nhớ lại câu chuyện đã được nghe trong chiến tranh và hòa bình, thấy thêm yêu “Nước của những người không bao giờ khuất”.
Đất nước mình có rất nhiều những dòng sông. Nhưng chắc chắn, trong thời hiện đại, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải. Những ngày tháng 4 lịch sử này đánh dấu tròn nửa thế kỷ đất nước thống nhất, cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải giờ đây chỉ còn là chứng tích cho một thời mất mát, đau thương.
Trưa nay, ngồi ăn cơm cùng các anh chị đồng nghiệp, câu chuyện rôm rả xoay quanh dịp lễ 30/4 sắp tới. Ai cũng háo hức chia sẻ dự định, ai cũng mong chờ một kỳ nghỉ thật đặc biệt – không chỉ vì được nghỉ, mà bởi đây là một ngày có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam.
Sau cái rét nàng Bân, Hà Nội lại bắt đầu bước sang một mùa kỳ lạ khác trong năm, gây cảm giác khó chịu dai dẳng, đó chính là mùa nồm.
Mọi sự sống trên đời này suy cho cùng đều phấn đấu hướng đến nơi có nhiều ánh sáng để trở nên mạnh mẽ, tốt đẹp hơn. Dù cho có trải qua bao nhiêu chông gai thử thách, chỉ cần ta không bỏ cuộc thì ánh sáng luôn ở cuối đường hầm.
Người ta lập gia đình không chỉ để có một tờ giấy đăng ký kết hôn, mà để tìm một nơi gọi là nhà. Nhưng có bao nhiêu người thật sự mong muốn trở về nhà sau một ngày dài? Có bao nhiêu người khi chồng rời đi, lòng vợ đầy nuối tiếc vì chưa đủ thời gian bên nhau? Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình mà vợ chồng cùng nhau bước qua mỗi ngày.
0