Chương trình mục tiêu quốc gia cần cơ chế đặc thù

Chiều 16/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ý kiến đại biểu cho rằng những năm gần đây việc triển khai bị chậm nên rất cần cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu cho rằng, hiện nay việc triển khai thực hiện cả ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã bước sang năm thứ tư, tuy nhiên còn nhiều dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình, nhất là chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn.

Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Do đó đại biểu tiếp tục đề nghị cơ quan có liên quan sớm ban hành cơ chế, hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Cần xem xét lại nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương và người dân. Cần bổ sung cơ chế tháo gỡ để việc triển khai được thuận lợi hơn như giảm tỷ lệ vốn đối ứng đối với người dân thụ hưởng vì bản thân họ rất khó khăn về điều kiện kinh tế, kinh tế địa phương khó khăn còn phụ thuộc cân đối ngân sách Trung ương để đảm bảo thực hiện chương trình mục tiêu đúng tiến độ.

Về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm, đại biểu cho rằng dự thảo quy định theo hướng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần. Đại biểu đề nghị cần xem xét lại quy định này.

Đại biểu Lò Thị Luyến - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Trường hợp cần thiết là trường hợp nào, khi nào cần thiết khi nào không cần thiết. Đề nghị nội dung này phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách vì chờ HĐND tỉnh họp thì ảnh hướng tiến độ và triển khai dự án.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội

Băn khoăn về năng lực sử dụng vốn đặc biệt ở cấp huyện để thực hiện tiểu dự án của chương trình. Qua nhiều cấp có mất nhiều thời gian quá không? Tôi biết là chương trình mục tiêu có nhiều cái chậm rồi. Tại sao không quy định luôn đi để làm, để cán bộ khỏi ngần ngại chờ đợi.

Tại buổi thảo luận, đại biểu đề nghị cần phải có quy định rõ tiêu chí, nguyên tắc phân bổ để các địa phương thực hiện đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, tránh tình trạng phân bổ một cách chủ quan, tập trung vào một số dự án cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các Tập đoàn Excelerate, Lockheed Martin, Space X và Google.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì loại trừ một số nhóm như đề xuất của Chính phủ.

Việc sửa đổi 4 luật liên quan sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Israel hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khởi nghiệp; Việt Nam sẽ hỗ trợ, bổ sung cho Israel về nguồn nhân lực.

Thủ tướng đề nghị PowerChina hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của PowerChina.