Chứng khoán tăng mạnh hai phiên liên tiếp
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 54,12 điểm (+4.63%), lên mức 1.222,46 điểm; HNX-Index tăng 5,02 điểm (+2.41%), lên mức 213,34 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 517 mã tăng và bên bán có 291 mã giảm.
Theo các chuyên gia phân tích, nếu thị trường phiên 10/4 chỉ ghi nhận chiều mua vào của các nhà đầu tư, thì ở phiên 11/4, lực bán đã xuất hiện. Thanh khoản sàn HoSE chốt phiên đạt 1,7 tỷ đơn vị, tương đương 38.161 tỷ đồng giá trị giao dịch (tăng gấp hơn 6 lần so với phiên 10/4).
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích CTCK Nhất Việt cho biết: "Chúng ta có thể thấy các hoạt động diễn biến dữ dội trong sáng nay (11/4). Những bước nhảy giá của cổ phiếu thậm chí từ 0,5-1 giá, nhảy giá rất mạnh. Tức là cầu không vào kịp và chặn ở những bước rất xa. Nó dẫn đến chỉ số nhảy và giao dịch rất mạnh. Có những cổ phiếu ngay từ sáng sớm đã có dấu hiệu trần và quay ngược về sàn, trong phiên bây giờ lại có dấu hiệu tăng trở lại. Có thể trần hoặc không trần tùy theo diễn biến và đánh giá của nhà đầu tư. Trong phiên giao dịch thứ hai hôm nay chúng ta bắt đầu thấy có sự phân hóa và sàng lọc cổ phiếu chứ không còn đồng loạt tăng trần nữa".
Giới chuyên môn cũng nhận định, việc xuất hiện lệnh bán trong phiên nhiều khả năng là lực bán từ những nhà đầu tư “bắt đáy” từ phiên 9/4 (phiên giảm điểm cuối của VN-Index trong 4 phiên điều chỉnh mạnh), để cụ thể hóa lợi nhuận.
Dù vậy, cầu thị trường vẫn hấp thụ khá tốt. Hầu hết các nhóm ngành đều tăng điểm như dịch vụ bán lẻ (6,1%), dịch vụ tài chính (5,48%) và ngân hàng (5,09%). Bên cạnh đó, bất động sản khu công nghiệp, cao su, thủy sản... (các lĩnh vực ảnh hưởng từ thông tin thuế đối ứng) cũng đã hồi phục tốt, thậm chí tăng mạnh.


Sau nhiều năm chờ đợi, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng với việc chuẩn bị đưa hệ thống giao dịch KRX vào vận hành.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong vài năm trở lại đây, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tích cực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trung Quốc có 5.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,2 tỷ USD, đứng thứ 6/150 đối tác đầu tư.
Thị trường chứng khoán ngày 14/4 bùng nổ khi nhóm cổ phiếu họ Vin – đặc biệt là VIC và VHM đồng loạt tăng kịch trần, góp hơn 8 điểm vào đà tăng mạnh của VN-Index.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, các sản phẩm công nghệ quan trọng từ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế mới trong vòng hai tháng tới.
0