Chứng khoán sáng 14/11: Cổ phiếu bất động sản vẫn bất động

Ngoại trừ duy nhất tín hiệu tích cực từ nhà đầu tư nước ngoài khi trở lại mua ròng mạnh mẽ trong tuần vừa qua, với tổng giá trị lên tới hơn 4.500 tỷ đồng, là tuần mua ròng kỷ lục nhất từ đầu năm và danh mục mua vào chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip, còn lại diễn biến thị trường chung vẫn trong một màu xám xịt.
Áp lực bán mạnh vẫn chiếm áp đảo trong mỗi phiên giao dịch, đặc biệt trong phiên cuối tuần qua ngày 11/11, dù chỉ số chung kết phiên trong sắc xanh nhưng trên bảng điện tử, sắc đỏ tiếp tục là màu chủ đạo và số mã giảm sàn cũng lên tới cả trăm mã.
Theo ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco, đà bán có xu hướng kéo dài sẽ dẫn tới áp lực bán giải chấp chéo có thể xuất hiện trong tuần tới, do đó VN-Index có thể hướng tới các mức điểm số thấp hơn - quanh vùng 900 điểm trong các phiên đầu tuần. Tuy nhiên, một số nhà phát triển bất động sản cũng đã tiến hành các biện pháp cần thiết để gia tăng giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay trái phiếu, để từ đó gián tiếp giảm áp lực cho các khoản vay giao dịch ký quỹ.
Quay trở lại phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 14/11, thị trường nhanh chóng trở lại với sắc đỏ sau nhịp hồi nhẹ cuối tuần trước. Chỉ số VN-Index mở cửa lùi về dưới mốc 950 điểm và tiếp tục nới rộng biên độ giảm khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục khi áp lực bán gia tăng mạnh và lan rộng hơn trên thị trường.
Sau hơn 20 phút mở cửa, trên sàn HOSE, chỉ còn hơn 20 mã tăng, trong khi số mã giảm sàn gấp tới hơn 3 lần, đã đẩy VN-Index xuống gần vùng giá 920 điểm.
Bất động sản vẫn là nhóm cổ phiếu tiêu cực nhất bởi áp lực bán tháo khiến nhiều mã nhanh chóng đáp sàn và trong trạng thái dư bán sàn khá lớn. Trong đó, cặp PDR và NVL tiếp tục dư bán sàn lên tới trên dưới 70 triệu đơn vị, trong khi khối lượng khớp lệnh chỉ vài nghìn đến hơn chục nghìn đơn vị. Các mã DXS, HBC, BCG, DRH, VCG, DXG, LDG… cũng nằm sàn.
Trong khi các mã trên chủ yếu nằm yên ở mức giá sàn thì DIG tiếp tục “tàu lượn”. Sau khi mở cửa giảm sàn, cổ phiếu DIG thu hẹp biên độ giảm đôi chút rồi nhanh chóng bị đạp về nằm sàn với khối lượng dư bán sàn khá lớn. Trong khoảng gần 1 giờ giao dịch, nhịp bắt đáy liên tục xuất hiện mỗi khi DIG giảm sàn giúp cổ phiếu này biến động lình xình quanh vùng giá này. Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ giao dịch, DIG cũng trở lại trạng thái chung của nhiều mã khác trong ngành khi dư bán sàn hơn 5,33 triệu đơn vị.
Mặt khác, bên cạnh VIC đảo chiều hồi nhẹ, một số mã ngân hàng cũng hồi phục sắc xanh, với điểm nhấn là CTG tăng 2,1%, BID tăng 1,1%, cổ phiếu lớn đầu ngành VCB nhích nhẹ 1 bước giá, đã giúp VN-Index bật hồi khoảng 15 điểm và đang nỗ lực tìm lại mốc 940 điểm.


Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư đã diễn ra đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, vào trưa 17/4 tại Hà Nội.
Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam (Cicon Vietnam 2025), phía Hàn Quốc kỳ vọng Việt Nam sẽ cùng hợp tác với Hàn Quốc để nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ AI.
Giá xăng lại giảm tiếp 350-390 đồng/lít từ 15 giờ ngày 17/4, đưa giá bán lẻ xăng RON 95 về dưới 19.000 đồng/lít, mức giá thấp nhất 5 năm.
Xăng E5RON92 giảm mạnh 390 đồng/lít, giá bán là 18.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 350 đồng/lít, giá bán 18.850 đồng/lít từ 15h chiều nay (17/4).
Ngân hàng Nhà nước thông báo triển khai chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; quy mô gói có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023 - thông tin từ hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập Brand Finance.
0