Chứng khoán châu Á đi xuống sau tuần giao dịch khởi sắc
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sáng nay giảm 158,42 điểm, xuống 37.904 điểm; chốt phiên chiều đã giảm thêm 516 điểm, xuống 37.389 điểm. Như vậy là chỉ số này đã mất hơn 674 điểm trong so với phiên tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc chốt phiên chiều giảm 23 điểm, xuống 2.674 điểm. Các chỉ số như Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc), Hang Seng của Hong Kong sang đến phiên chiều đã cải thiện, tăng nhẹ so với phiên sáng.

Chứng khoán châu Á đi xuống sau tuần giao dịch khởi sắc.
Các quan chức cuối tuần qua đã nhắc đến khả năng Fed hạ lãi suất vào tháng 9/2024, trong khi biên bản cuộc họp gần đây nhất sẽ được công bố trong tuần này nhấn mạnh đến triển vọng nới lỏng chính sách.
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có phát biểu tại Hội nghị thường niên tại Jackson Hole vào ngày 23/8 và các nhà đầu tư cho rằng ông sẽ xác nhận về khả năng hạ lãi suất. Điều này được đánh giá tác động đến thị trường giao dịch trên các sàn châu Á hôm nay.


Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
0