Chung cư nguy hiểm cấp D vẫn còn người ở lại

Tại Hà Nội, chỉ còn quận Ba Đình chưa hoàn thành công tác di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp D. Chính quyền đang kiên trì vận động nhân dân chấp hành chủ trương của thành phố vì lợi ích chung, di dời khỏi chung cư nguy hiểm là để bảo vệ chính mình.

Nhà G6A có 49 hộ dân, thì 44 hộ đã chuyển, còn 5 hộ vẫn bám trụ với nhiều lý do, cho dù chung cư này đã được chính quyền quây tôn, rào chắn vì nguy hiểm cấp độ D. Cấp độ D là cấp độ rất nguy hiểm, nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Nhà G6A còn 5/49 hộ vẫn bám trụ.

Một người ở nhà G6A, khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, giải thích: "tôi ở đây để chứng minh là nhà không thể đổ sập, còn đồ đạc thì tôi đã chuyển đi rồi, chờ gặp chủ đầu tư để xem phương án thế nào, chứ tôi không chống đối".

Nhà chung cư cấp độ D có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Nhà số 148 - 150 phố Sơn Tây, phường Kim Mã, được xây dựng từ những năm 40 thế kỷ trước. Năm 2009, tòa nhà đã bị sập một phần mái ngói tầng hai. Đến nay, 18/19 hộ dân đã di dời, nhưng vẫn còn một hộ ở lại với tâm lý kinh doanh được ngày nào hay ngày đấy.

Việc người dân cố tình ở lại nhà chung cư nguy hiểm cấp D thể hiện sự coi thường tính mạng của chính mình, nhưng cũng cho thấy sự thiếu kiến quyết của chính quyền địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng, ngay trong tháng 4 này, quận Ba Đình sẽ phải hoàn thành công tác di dời các hộ dân ra khỏi nhà G6A khu tập thể Thành Công và nhà 148 - 150 phố Sơn Tây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cần được hoàn thành trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt trong quá trình thực hiện tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định giao 554,3m² đất tại xã Mỹ Xuyên cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất.

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.