Chung cư cũ tại nội đô vẫn thu hút người mua

Với tình trạng quỹ đất tại khu vực nội đô Hà Nội đang ngày một thu hẹp, nhà chung cư mới trong nội thành không có hoặc giá cao nên nhiều người dân đã quyết định lựa chọn mua tập thể cũ. Lý giải thực trạng này, phía chuyên gia cho rằng, vì những khu tập thể này đều nằm ở vị trí đẹp, thuận tiện.

Có nhu cầu mua nhà ở tại khu vực quận Đống Đa, nhưng với số tiền tích lũy được khoảng hơn 1,5 tỷ đồng, gia đình chị Nguyễn Minh Ngọc, quận Thanh Xuân không có lựa chọn nào khác phù hợp đó là chọn mua một căn tập thể cũ. Theo chị, dù thực trạng căn hộ có phần xuống cấp, nhưng những căn hộ này lại có vị trí thuận lợi, cùng với đó, không mất các khoản phí bảo trì, phí dịch vụ nhiều như chung cư. Tuy nhiên, theo chị, nếu so với thời điểm đầu năm, giá căn hộ chị đang tìm kiếm, đã tăng cao hơn so với đầu năm.

Tại nhiều khu tập thể như Trung Tự, Khương Thượng - quận Đống Đa, Bắc Thành Công, Ba Đình, Tương Mai quận Hai Bà Trưng,... hiện nay, đã xuất hiện tình trạng xuống cấp. Tuy nhiên, căn hộ đang giao bán tại đây có giá từ 2,5 tỷ đến hơn 3 tỷ đồng cho các căn diện tích từ 30 đến trên 40m2, tương đương từ 70 đến 75 triệu/m2. Dù giá cao, nhưng vì nằm ở vị trí trung tâm, diện tích thực tế lại thường cao hơn so với trên sổ đỏ do cơi nới, nên nhiều người vẫn có nhu cầu mua.

Em Nguyễn Minh Đức – tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Em lên Hà Nội học, bố mẹ có tìm mua tập thể cũ tại đây nhưng mức giá khá cao, khoảng 1,6 -1,8 tỷ cho những căn diện tích khoảng 22m2".

Nhiều chuyên gia nhận định, tập thể cũ vẫn có giá cao, thậm chí ngang so với căn hộ mới xây dựng khu vực ngoại thành, vì có vị trí nội đô thuận tiện cho nhiều người có nhu cầu ở để làm việc, học tập. Nằm ở trung tâm nên tập thể cũ được hưởng sẵn các hạ tầng xã hội, văn hóa, dịch vụ lâu đời của đô thị. Mặt khác, về chủ trương của nhà nước, khi các khu tập thể này được cải tạo, đập đi xây lại, những cư dân ở đây sẽ được ở nhà mới với hệ số từ 1,5 đến 2 lần diện tích căn hộ cũ. Đồng thời, thành phố Hà Nội có chủ trương cho phép các chủ đầu tư lập dự án tái định cư tại chỗ. Cùng với đó, thời gian gần đây thành phố Hà Nội đang rất nỗ lực đẩy nhanh lộ trình cải tạo chung cư cũ. Tiêu biểu như đã phê duyệt kinh phí để lập quy hoạch chi tiết cho việc cải tạo hai khu tập thể lớn là Nghĩa Tân quận Cầu Giấy và Trung Tự quận Đống Đa. Hiện hai quận này cũng đang nỗ lực hoàn thiện hồ sơ để mời nhà đầu tư tham gia cải tạo.

Ông Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia Kinh tế cho biết: “Thành phố Hà Nội đang có những chủ trương là xã hội hóa đầu tư, cho phép các chủ đầu tư lập dự án để tái định cư tại chỗ với sự đồng thuận của người dân”.

Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương có chung cư cũ nhiều nhất nước, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành. Trên địa bàn có 1.516 chung cư cũ 2 - 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990. Theo các chuyên gia, trước khi người dân quyết định mua tập thể cũ, cần xem xét kỹ lưỡng về tình trạng căn hộ, đặc biệt, là hệ thống phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.

Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.

Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.

Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.