Chùa Bối Khê lưu dấu kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần
Bối Khê là ngôi chùa cổ đã tồn tại gần 700 năm, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Chùa đang được Hà Nội đề xuất nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia cấp đặc biệt.

Tọa lạc trên thửa đất rộng đầu làng Bối Khê, ngôi chùa được xây dựng vào năm 1338, nổi bật là kiến trúc độc đáo theo kiểu nội công ngoại quốc, với khuôn viên rộng khoảng 5.000 m2.

Chùa Bối Khê là một trong số ít di tích còn những dấu vết kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần. Ngôi chùa ghi dấu quá trình phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ.

Chùa Bối Khê là địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Năm 1979, công trình đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Với những giá trị lịch sử tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, chùa Bối Khê đang được Thành phố Hà Nội đề xuất nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia cấp đặc biệt.



Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.
Sáng 16/2, trong không khí mùa xuân mới, quận Ba Đình tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế năm 2025.
Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) từ lâu đã là một địa danh lịch sử quen thuộc của nhiều thế hệ người dân Hà thành. Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng, nơi đây chỉ là một phần nhỏ trong khoảng không gian rộng lớn của Công viên văn hóa Đống Đa.
Huyện Phúc Thọ vừa trọng thể tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu (xã Tích Lộc).
Xứ Đoài đã đi vào câu ca xưa với cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài... Nơi xứ Đoài, Tây Đằng được biết đến là một trong số những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi.
Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, Sơn Tây đang triển khai phát triển du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng, tạo nét đặc trưng riêng của xứ Đoài.
0