Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày với cấp THCS và THPT
Những ngày gần đây, thông tin về việc học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ phải học 2 buổi/ngày nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, hiện nay, Bộ mới đang tiến hành khảo sát, chưa có tuyên bố chính thức về việc này.
Dạy học 2 buổi/ngày không phải việc mới trong giáo dục. Để tổ chức tốt hoạt động dạy học 2 buổi/ngày, phải hội đủ 3 yếu tố bao gồm: đủ cơ sở vật chất; đủ số lượng giáo viên và có chương trình dạy học và tổ chức đủ các hoạt động trong 2 buổi, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Bộ GD&ĐT đánh giá, hiện nay số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông dạy học 2 buổi/ngày tăng lên nhiều so với 5-10 năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như buổi 2 có nơi dạy kiến thức văn hóa, chủ yếu học kiến thức chứ chưa phải là kỹ năng và điều này gây áp lực cho học sinh. Do vậy, Bộ đang tổ chức rà soát, đánh giá lại hoạt động này, trên cơ sở đó có hướng dẫn chung toàn quốc, thực hiện với từng cấp học.
Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Quan điểm là nâng cao chất lượng chính khóa; giảm áp lực học tập cho học sinh; bảo đảm mục tiêu giáo dục các cấp học đề ra; học sinh được phát triển phẩm chất năng lực toàn diện, không chỉ kiến thức phổ thông mà còn phát triển thể chất, tâm hồn, thể thao, AI, ngoại ngữ, tin học... phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của học sinh.
Đặc biệt, buổi học thứ hai phải trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh học sinh, còn buổi thứ nhất thực hiện các giờ học chính khóa, vì học sinh THCS, THPT có nhu cầu khác nhau. Định hướng nghề nghiệp hình thành, có em muốn có thêm kiến thức chuyển đổi số, có em muốn bổ trợ ngoại ngữ…"
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, nơi nào có điều kiện thì nên tổ chức học 2 buổi/1 ngày nhưng phải đảm bảo các yêu cầu, mục tiêu đề ra. Bộ sẽ sớm có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo mới nhất phù hợp với thực tiễn.


Phòng GD&ĐT quận Ba Đình vừa tổ chức Hội thảo "Mở khoá kỷ nguyên số và kiến tạo trường học số: Giải pháp từ Google" tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 với nhiều điểm thí sinh cần lưu ý để thực hiện đúng quy định.
Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.
Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
0