Chú trọng đào tạo nhân lực truyền thông quốc tế
Năm 2008, khi Việt Nam đang ở trong tiến trình hội nhập, lãnh đạo Bộ ngoại giao đã trao trách nhiệm cho Học viện thành lập Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại.
Kể từ khi thành lập, Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại đã thực hiện nghiên cứu gần 20 đề tài cấp bộ và cấp cơ sở, xuất bản nhiều giáo trình và sách tham khảo, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, cập nhật và hoàn thiện 30 đề cương môn học cho chương trình cử nhân về truyền thông quốc tế
Là một trong 5 chuyên ngành đào tạo của Học viện Ngoại giao, ngành Truyền thông quốc tế thực hiện đào tạo và rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cứng như tổng hợp, phân tích tin tức quốc tế, đưa tin, tổ chức họp báo, sự kiện, quảng bá.
“Giáo dục là sự thắp sáng, chứ không phải sự đổ đầy”, với triết lý đó, Khoa Truyền thông luôn không ngừng phấn đấu và nỗ lực trong công tác giảng dạy, khơi gợi và thắp sáng niềm đam mê đối với ngành truyền thông cho các em sinh viên.


Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ yêu cầu các trường rà soát lại tổ hợp xét tuyển lạ, thiếu môn chính trong tổ hợp xét tuyển.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên được triển khai với nhiều hình thức, khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
0