Chú trọng các cảnh báo sớm để tránh phòng vệ thương mại

Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Song hành, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại của các nước, đặc biệt là điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Tính đến hết tháng 9/2024, đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó chiếm một nửa là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp và chống lẩn tránh phòng vệ thương mại. Các mặt hàng chủ yếu là hoá chất, gỗ, sắt, thép, nhôm.

Ông Đinh Quốc Thái - Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết: "Ở các quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu thép thì sẽ có các lý do khác nhau để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định của WTO. Ví dụ như quy định về an ninh quốc gia của Mỹ hay lý do đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động cũng như các lợi ích kinh tế khác".

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần nhận thức rằng, khi ra "sân chơi" kinh tế quốc tế, điều quan trọng là cạnh tranh bằng chất lượng chứ không chỉ tập trung cạnh tranh bằng giá. Bên cạnh đó, cần chú trọng các cảnh báo sớm và đa dạng thị trường xuất khẩu.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thuận - Trưởng Ban Quản lý các chương trình tiên tiến chất lượng cao, Trường Đại học Ngoại thương, cho hay: "Trước khi xảy ra một vụ việc điều tra với phòng vệ thương mại thì ở thị trường nhập khẩu đã có những tín hiệu. Bộ Công Thương cũng đã có rất nhiều thông tin cảnh báo sớm, đặc biệt là bản tin phòng vệ thương mại ra hàng tuần. Thứ hai là các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, không nên tập trung vào một thị trường duy nhất".

Hoa Kỳ hiện là thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Ngay trong tháng 10 vừa qua đã có ba mặt hàng của Việt Nam bị nguyên đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết sẽ phối hợp với Đại sứ quán để hỗ trợ quá trình xử lý các vụ việc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...