Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ hệ trọng
Sáng 14/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, UBTVQH khai mạc Phiên họp thứ 44. Đây là phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Theo chương trình, Phiên họp trong khoảng 2 tuần, chia thành 2 đợt để tập trung giải quyết khối lượng công việc rất lớn. Theo đó, UBTVQH sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung tại phiên họp, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác và 8 nội dung thuộc thẩm quyền; đồng thời, cho ý kiến, xem xét, quyết định bằng văn bản đối với 05 nhóm nội dung khác.
Đặc biệt, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị: sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Dự kiến sẽ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trong vòng 1 tháng.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc sửa đổi Hiến pháp là nhiệm vụ đặc biệt hệ trọng với khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo Kết luận số 126, 127 của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bên cạnh những nội dung chính thức đã được đưa vào chương trình, còn rất nhiều nội dung trong chương trình dự phòng cần xem xét để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tháo gỡ các "điểm nghẽn" để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan đang rất nỗ lực triển khai các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực để chủ động ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ với Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Quốc hội, UBTVQH sẵn sàng xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và phát triển kinh tế, ví dụ liên quan đến các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ”.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tính đến thời điểm hiện tại, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ 9 là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, theo chương trình kỳ họp đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội thì Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 30 luật và 7 nghị quyết, cho ý kiến 6 dự án luật, chưa kể rất nhiều các luật, nghị quyết khác đang được Chính phủ, các cơ quan tiếp tục đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp. Một số dự án luật vẫn thực hiện theo quy trình cũ theo Luật BHVBQPPL năm 2015 trong khi nhiều dự án luật sẽ thực hiện theo quy trình lập pháp mới theo Luật BHVBQPPL năm 2025; do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan cần lưu ý, bám sát quy định của pháp luật để triển khai công việc, dù việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật thuộc trách nhiệm của UBTVQH hay của cơ quan trình thì cơ quan soạn thảo và các cơ quan thẩm tra đều cần phải phối hợp thật chặt chẽ, rà soát kỹ lưỡng, trao đổi trên tinh thần xây dựng, cố gắng đạt sự đồng thuận cao đối với các nội dung lớn trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Hội nghị trung ương lần thứ 11 là nghị có ý nghĩa lịch sử, quyết định các vấn đề lịch sử, Chính phủ đang cụ thể hóa trình Quốc hội, do vậy trách nhiệm của Quốc hội, UBTVQH là phải làm hết sức mình, để thực hiện nghị quyết của Đảng, việc thảo luận cho ý kiến trên tinh thần thấu tình đạt lý, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm để giải quyết các kiến nghị đề xuất mà Chính phủ trình Quốc hội, với tinh thần nhanh nhất, tốt nhất đảm bảo năm 2025 tăng trưởng được 8%, trong điều kiện sáp nhập tỉnh, kết thúc hoạt động của cấp huyện, thực hiện sáp nhập cấp xã.
Khẳng định tinh thần sẵn sàng ủng hộ, đồng hành cùng Chính phủ, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý đến nay, các cơ quan thẩm tra của Quốc hội vẫn chưa nhận được hồ sơ tài liệu của nhiều nội dung, nhất là các nội dung về kinh tế - tài chính ngân sách. Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phải thật khẩn trương chuẩn bị những nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình UBTVQH đúng tiến độ đề ra, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong thời gian diễn ra Kỳ họp, UBTVQH sẽ hoàn thành việc xem xét, thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; đồng thời, cho ý kiến để trình Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và hoàn thành các nội dung theo Chương trình công tác Quý 2 đã được ban hành.
Với khối lượng công việc rất lớn, đang gây quá tải cho cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đối với những nội dung chưa gấp, không liên quan đến sắp xếp bộ máy, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo, Chính phủ cân nhắc chưa bổ sung vào Kỳ họp này hoặc phải chuẩn bị hoàn thiện thật kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng mới đề nghị bổ sung.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, những vấn đề cấp bách cần phải sửa ngay thì có thể dùng một luật sửa nhiều luật, hoặc dùng một nghị quyết để điều chỉnh điểm, điều khoản để thực hiện ngay. Chủ tịch Quốc hội cho biết tại kỳ họp thứ 7, 8 và kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã ban hành các luật, nghị quyết đã giải quyết được các vấn đề ảnh hưởng tới nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư trong nước. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn thi hành luật để các địa phương triển khai trong thời gian tới.
Nhấn mạnh đây là giai đoạn “nước rút” để hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, do phiên họp kết thúc sát ngày khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau khi kết thúc mỗi nội dung, các cơ quan cần khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH, chỉnh lý, hoàn thiện, bám sát định hướng của Hội nghị Trung ương 11, kịp thời gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.


Nguyên nhân làm nhiễm bẩn nước sinh hoạt tại chung cư SDU là do hệ thống đường ống cấp nước phía trong tòa nhà. Sở Xây dựng Hà Nội cùng các ngành, đơn vị liên quan bước đầu xác định điều này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, không để gián đoạn công việc hay bỏ trống nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực.
Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp để thực hiện được lộ trình đưa không khí về ngưỡng an toàn với sức khỏe con người, trong vòng 5 năm tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính trong Chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vào chiều 14/4.
Công an thành phố Hà Nội và Bộ Công an đã bố trí dày đặc lực lượng tinh nhuệ với sự chuẩn bị kỹ càng để công tác đón, dẫn đoàn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đoàn khách sang thăm chính thức cấp nhà nước Việt Nam được thông suốt, an toàn.
0