Chủ tịch nước thăm làng gốm Bàu Trúc

Chiều 15/6, tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm Làng nghề gốm Bàu Trúc.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc. Chủ tịch nước đã thăm hỏi sức khỏe của người dân và người làm gốm Chăm. Đồng thời, hỏi thăm về làng nghề, tình hình buôn bán, kinh doanh của hợp tác xã.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn công tác đã đến thăm làng gốm Bàu Trúc tại tỉnh Ninh Thuận.

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc, đã báo cáo với Chủ tịch nước về tình hình kinh doanh, đón du khách tại hợp tác xã. Ông Thuần cũng giới thiệu với Chủ tịch nước về những sản phẩm mới của làng nghề gốm Chăm.

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến tận bây giờ. Làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm thủ công đất nung mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Ninh Thuận.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xem cách làm gốm truyền thống của người Chăm.

Khác với các làng gốm trên dải đất Việt Nam đã áp dụng rất nhiều các công nghệ vào sản xuất, dùng bàn xoay để nặn sản phẩm; sử dụng men để trang trí hay dùng công nghệ nung trong lò sử dụng điện, ga… thì người thợ gốm làng Bàu Trúc vẫn duy trì cách làm gốm truyền thống của các thế hệ đi trước truyền lại. 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nghe giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành phát triển của làng gốm.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước nghiên cứu đặt một số sản phẩm gốm Bàu Trúc để làm quà tặng ngoại giao cho các nước có văn hóa và tín ngưỡng liên quan đến dân tộc Chăm.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng bà con làng gốm Bàu Trúc bức ảnh Bác Hồ.

Cũng trong dịp này Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tặng bà con làng gốm Bàu Trúc bức ảnh Bác Hồ nói chuyện với các đại biểu dân tộc thiểu số.

Liên quan đến làng gốm Bàu Trúc, ngày 29/11/2022, hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đã được ghi vào Danh sách Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.