Chữ thương của ngoại

Năm dài tháng rộng, dẫu yêu thương thế nào cũng khó có thể vượt qua sức mạnh của thời gian. Nhưng, vẫn có một người, bao năm vẫn vậy, chưa một lần quên bóng hình của người mình thương.

Nghe má kể ông ngoại mất từ khi má lên năm, thứ duy nhất còn sót lại chỉ là di ảnh để má hình dung thật rõ về ông. Ký ức trẻ con sẽ ngủ vùi theo năm tháng, má cũng đã hai màu tóc theo dòng thời gian. Ông mất khi bà đang thời tuổi trẻ, khi bồng bế đứa con thứ mười thì ông bỏ bà ở lại thế gian.

Dẫu vậy, suốt thời gian dài đằng đẵng, bà vẫn thoáng chút buồn khe khẽ khi nhắc đến ông. Từ ngày ông mất bà thêm phần lặng lẽ, khép mình lại gồng gánh nuôi đàn con thơ. Ngày đó má lên lớp hai, thì mấy người đàn ông lạ qua nhà lân la hỏi ngoại, đàn bà vắng chồng có sợ phòng không, hay để tôi thay mình chăm lo cho tụi nhỏ?

Ngoại bảo không, một mực thẳng thừng, rồi người đàn ông hỏi má bâng quơ, con có muốn chú làm tía con không? Má nhìn ngoại thấy đôi mắt nheo lại má lại thôi, chạy đến ôm ngoại. Và rồi những người đàn ông đeo theo ngoại nhiều vô số kể, nhưng ngoại chưa một lần bận lòng, không một chút bận tâm.

Ngoại chỉ có một tình thương sâu sắc dành cho ông. Ảnh minh hoạ: Blog Radio.

Ngoại lo cho con lo cho cháu, rồi chăm lo cho tình yêu với ông thêm phần trọn nghĩa. Hơn chín mươi năm cuộc đời, ngoại chỉ có bóng hình ông. Hết lau di ảnh cho ông khỏi bụi bặm bám vào, ngoại lại làm những món ông thích bày biện cúng ông.

Những lúc tôi về quê ngoại bất chợt, còn thấy ngoại như đang kể cho ông nghe những câu chuyện đời, rồi lại nhìn xa xăm nơi con nước dâng cao. Nơi cây mắm, cây bần làm con người ta khắc khoải, còn ngoại thì lại đau đáu chỉ một tình yêu.

Chưa bao giờ tôi thấy ngoại nói tiếng thương, mà từ thương của ngoại nếu nói ra chắc là lạ lắm. Không hào nhoáng như lời ong với bướm, xô bồ tấp nập rồi lặng lẽ rời đi. Không ướt át như một chiều thu thương nhớ, vấn vương thao thức một người, mà ngoại để trong lòng lời thương sâu kín, giấu kỹ trong những hờn tủi tháng năm.

Đàn bà ai chẳng có lúc sợ phòng không gối chiếc, nhưng tiếng thương yêu nó lấn át hết rồi. Ngoại chỉ có một tình thương sâu sắc, chút chạnh lòng thoang thoảng mùi yêu đương.

Dẫu là qua bao nhiêu tháng bao nhiêu năm, dẫu là có đi qua những khó khăn chồng chất thì tình yêu đó vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Ảnh minh hoạ: Blog Radio.

Năm dài tháng rộng, dẫu yêu thương thế nào nhưng sao vượt qua sức mạnh thời gian, họ lần lượt lập gia đình, dẫu mắt còn hướng nhìn về ngôi nhà có ngoại. Bầy con thơ mong mỏi vòng tay ấm áp vô cùng. Ngày xuân sang ánh hoàng hôn yên giấc, giấc mộng nào cũng đến lúc tàn canh. Duy có ngoại bao năm vẫn vậy, chưa một lần ngơi bóng hình ông.

Gió lại thổi mang theo vị mặn mòi của biển cả, phả vào đất liền những hình ảnh nhớ mong. Ngoại nhớ ông như cây nhớ lá, như nước kia nhớ lắm từng đàn cá lội tung tăng.

Nghe má kể có lần hỏi ngoại, sao má không chịu lấy chồng mà ở vậy hoài, thì ngoại chỉ im lặng hồi lâu. Rồi ngoại khẽ nhìn lên bàn thờ, một giọt nước mắt nóng hổi lăn dài. Hẳn là má đã có câu trả lời, ngoại chỉ thương hoài một bóng hình người con trai năm đó.

Dẫu là qua bao nhiêu tháng bao nhiêu năm, dẫu là có đi qua những khó khăn chồng chất thì tình yêu đó vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Chữ thương gắn liền với chữ yêu, mà từ thương của ngoại còn lớn hơn yêu nhiều. Bởi vậy mới đậm sâu, son sắt với một người, cả cuộc đời ngoại chỉ biết thương thôi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Con người ta ai lớn lên rồi cũng có cho riêng mình một miền ký ức tươi xanh. Đôi khi vì những bộn bề của cuộc sống hiện tại mà nó bị lãng quên, vùi lấp, đã tưởng nó mất đi. Nhưng không, nó vẫn ở đó. Và trong một trưa đầy nắng, miền ký ức tươi xanh của một người được tắm mát trong tiếng gà cục tác…

Cuộc sống cần có sự kết nối. Con người sống lại càng cần sự kết nối hơn bao giờ hết. Nhưng nhịp sống hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của thế giới công nghệ, đôi khi lại khiến người ta quên đi sự kết nối, gắn kết với những người xung quanh, lãnh cảm với những gì tồn tại quanh mình. Bởi vậy, mỗi người nên chăng ngắt kết nối với những điều không thực sự cần thiết để kết nối với những điều thực sự thiết thực quanh mình?

Tới bây giờ, có người vẫn chưa thể lý giải nổi tại sao hai thứ không có “họ hàng” gì liên quan lại luôn đi kèm với nhau: Thuốc lào – Chè Thái. Dọc theo đường quốc lộ 1A ở xứ Thanh, rất dễ bắt gặp các quán có biển tên chỉ viết đúng bốn chữ này ở ven đường. Thuốc lào thì không viết rõ địa danh ở đâu, chứ chè thì nhất định phải là chè Thái bởi ý niệm: chè ở Thái Nguyên thì mới ngon nhất.

Les Brown, một nhà diễn thuyết nổi tiếng trên toàn nước Mỹ vì những thông điệp đầy sức sống, kêu gọi con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên và khẳng định chính mình, đã từng nói: “Quá nhiều người trong chúng ta không sống với giấc mơ của mình vì chúng ta sống với nỗi sợ hãi”.

Trước đây khi nghe ai đó nói rằng: "muốn yêu thương người khác, trước hết bạn phải biết yêu thương chính mình", có người thường bỏ ngoài tai và luôn tìm cách biện hộ cho việc không chăm sóc bản thân vì chẳng có thời gian. Khi sức khỏe lên tiếng báo động, cô mới giật mình lo sợ và nhận ra mình đã bỏ quên bản thân từ rất lâu rồi.

Tôi vốn không phải là người thích chạy theo xu hướng, kể cả việc thưởng thức phim. Chắc đó là lý do khi mọi người hào hứng tìm kiếm bộ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" trên khắp các nền tảng mạng xã hội, tôi vẫn bình thản với hiện tượng đặc biệt này. Dẫu thế, trong một ngày phố phường oi ả, cảm thấy đôi phần kiệt quệ vì đời sống, tôi đã ngồi nghiêm chỉnh xem trọn vẹn bộ phim. Có một người cũng giống như tôi.