Chủ động xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất ngập lụt ở nhiều nơi, là điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra.

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 11/8, đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Mưa lũ ở Yên Bái. (Ảnh: Thanh Sơn)

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh và các hậu quả về sức khỏe cho nhân dân, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là vùng có thể bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Các đơn vị sẵn sàng và chủ động triển khai phương án phòng, chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch, bệnh truyền nhiễm lưu hành khi có mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt. (Ảnh: ITN)

Các địa phương tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....

Thực hiện các biện pháp vệ sinh khác theo khuyến cáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và đảm bảo y tế trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.

TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.