Chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Thời điểm giao mùa, số trẻ em viêm đường hô hấp tăng cao, nhiều trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa buổi sáng nắng nóng và buổi chiều lạnh, cùng độ ẩm không khí.

Cháu Lê Trần Minh có biểu hiện ho nhiều, sổ mũi, khó thở, hay quấy khóc nên gia đình đã đưa đến khám tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông và được chẩn đoán nhiễm virus hợp bào hô hấp.

Lo lắng cho hai con có các triệu chứng ho ra đờm, nước mũi chảy nhiều, chị Trần Như Phương (xã La Phù, huyện Hoài Đức) đã cho các bé đi khám và nhận được kết quả dương tính với virus RSV. Chị cho biết: "Hai bé nhà em, bé lớn hiện tại đã ổn hơn, còn bé nhỏ mới ba tháng tuổi cần phải thở máy dưới sự chỉ định của bác sĩ".

Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Hà Đông hiện đang điều trị cho hơn 100 bệnh nhi. Trong đó, bệnh liên quan đến đường hô hấp chiếm 70%. Các bệnh đường hô hấp hay gặp thường liên quan đến virus như: viêm tiểu phế quản do virus RSV, cảm cúm, cúm A, cúm B, Adeno virus và một số bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm đường hô hấp...

Một bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Bệnh thường khởi phát bởi một loại virus trước đó, sau đó bội nhiễm vi khuẩn, gây nên tình trạng viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em khi thời tiết giao mùa. Bệnh có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc... Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác có thể làm gia tăng khả năng xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh viêm đường hô hấp nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm đường hô hấp có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc...

Trẻ em khi mắc bệnh viêm đường hô hấp sẽ có các dấu hiệu: dễ bị sốt, ho, đau họng, chảy mũi, quấy khóc chán ăn. Trường hợp nặng, trẻ sẽ buồn nôn, khó thở…

Phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện các dấu hiệu nặng của bệnh viêm đường hô hấp như: trẻ li bì, khó đánh thức, bỏ bú, nôn mửa, sốt co giật... Khi đó, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.