Chọn đúng ngành nghề để phát triển bề vững
Khoảng 30% công việc hiện tại có thể bị công nghệ, AI thay thế vào năm 2030, khi những lứa thí sinh xét tuyển đại học năm nay vừa tốt nghiệp ra trường. Vậy, làm thế nào để các em hiểu về thế giới để có thể chọn đúng ngành nghề theo học, có năng lực tự học và tự học suốt đời, đảm bảo sự phát triển bền vững?
Ngày 30/3, sự kiện FPTU Camp do Trường Đại học FPT tổ chức đã cung cấp những trải nghiệm đáng quý cho hơn 15.000 học sinh THPT trên cả nước, nhằm giúp học sinh có những khám phá, định hướng nghề nghiệp tương lai.
Nguyễn Thiên Kim, học sinh lớp 12 đến từ huyện Mỹ Đức, hào hứng nhất khi được trải nghiệm công nghệ VR. Các hoạt động khác như điều khiển robot, tham quan 30 gian hàng tái hiện không gian văn hóa đa quốc gia hay tham gia các trò chơi truyền thống đều khiến em cảm thấy thú vị.
Học sinh Nguyễn Thiên Kim - Lớp 12A1, Trường THPT Hợp Thanh, Huyện Mỹ Đức - chia sẻ: “Điều mà em ấn tượng nhất là được chơi các trò chơi công nghệ mà các anh chị ở trường sáng tạo ra. Điều này giúp em có thể định hướng được lựa chọn của mình trong tương lai, chọn cách ngành và các trường phù hợp với bản thân".
Hơn 15.000 học sinh lớp 12 còn được truyền cảm hứng về xu hướng nghề nghiệp trong kỷ nguyên số và khả năng thích nghi trong thời đại AI. Học sinh Bùi Tuần Đạt - Lớp 12A7, Trường THPT Hiệp Hòa, Bắc Giang - cho hay: “Định hướng nghề nghiệp giúp em hiểu những ngành nghề muốn học, làm việc trong tương lai; cũng hiểu cần tiếng Anh và kỹ năng mềm để không bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội”.
Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT - cho biết: “Chúng tôi sẽ giúp các em cách để làm sao hiểu được đâu là năng lực của mình, đâu là những ước mơ, đam mê, kể cả khát vọng của các em, đâu là những ngành, những nghề mà thế giới sau này sẽ cần đến, đâu là những ngành, những nghề sau này sẽ được trọng dụng. Bốn điều đó các em sẽ học được trong ngày hôm nay, khi đấy các em sẽ có lựa chọn đúng hơn với năng lực của mình, với những ước mơ, đam mê, với sự phát triển trên toàn cầu".
Trước thềm mùa tuyển sinh đại học 2025, các học sinh lớp 12 cần có những thông tin, hiểu biết để lựa chọn ngành nghề phù hợp trong kỷ nguyên số, thời đại AI. Ngoài năng lực bản thân, hai phẩm chất quan trọng các em cần có là: tư duy độc lập, năng lực phản biện. Có như thế, các em mới không bị lệ thuộc vào Internet, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, đó là khả năng thành thạo tiếng Anh, các kỹ năng mềm và lối sống khác biệt để không bị thiếu nổi bật trong đám đông.


Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.
Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.
Chủ đề: Góc và Khoảng cách trong không gian. Giáo viên Mai Kim Bình - Trường THPT Việt Đức.
0