Chợ tình Khâu Vai được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1952/QĐ-BVHTTDL đưa "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ phong lưu Khâu Vai", xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chợ phong lưu Khâu Vai (chợ tình Khâu Vai) không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị nhân văn cao đẹp mà còn là nơi ca ngợi mối tình trong sáng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa.
Nơi đây cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ để bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng của nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc nói riêng và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang nói chung; quảng bá du lịch, thu hút du khách đến với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Chợ tình Khâu Vai có lịch sử hơn 100 năm, là phiên chợ nổi tiếng ở tỉnh Hà Giang, mỗi năm chỉ họp duy nhất 1 ngày - 27/3 âm lịch. Vào ngày này, chị em phụ nữ mặc bộ trang phục đẹp nhất, đàn ông cũng diện bộ đồ tươm tất nhất rồi cùng đến chợ.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thường kéo dài khoảng 3 ngày nhưng phiên chợ chính vẫn diễn ra ngày 27/3 với các hoạt động đảm bảo tôn trọng các giá trị truyền thống.
Theo Quyết định của Bộ VH-TT&DL, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.


Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
0