Chờ 'sóng' cổ phiếu dệt may và bất động sản
Kết phiên 18/7, VN-Index tăng 5,78 điểm lên đạt 1.274,44 điểm, tăng nhẹ so với cuối năm trước. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt hơn 24,5 nghìn tỷ đồng/phiên.
Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 69,1% so với GDP năm 2023. Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8 triệu tài khoản vào cuối tháng 6/2024. Tuy nhiên, nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô không mấy tích cực đã khiến thị trường chưa thể vượt ngưỡng 1.300 điểm.

Ông Trương Hiền Phương, Giám Đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết: ''Tỷ gia tăng, thị trường vàng sôi động, nhà nước phải có giải pháp can thiệp nên nhà đầu tư cũng có những thận trọng thêm vào đó FED e dè đẩy nhanh hạ lãi suất nên thị trường toàn câu cũng không có nhiều kỳ vọng.''
6 tháng cuối năm, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. Nhiều doanh nghiệp may mặc cho biết đã có nửa đầu năm kinh doanh khởi sắc và có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2024.
Đơn cử như Công ty CP dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh tháng 6 năm 2024 của Công ty mẹ, doanh thu là gần 10,3 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận sau thuế tháng 6 năm 2024 là hơn 1,1 triệu USD, tăng 624% so với cùng kỳ. Do đó, niềm tin vào thị trường ngày càng được củng cổ trong nửa cuối năm
Ông Nguyến Đức Nhân, Giám Đốc Kinh Doanh CTCP Chứng Khoán KB Việt Nam cho biết: ''CPI tăng trưởng vượt bậc, cổ phiếu được kỳ vọng và tất cả các cổ phiếu của ngành đang chạy mạnh có độ nhạy rất lớn như ngành dệt may...''

Riêng nhóm cổ phiếu bất động sản, đã chững lại khá lâu, cùng với đó là với áp lực đáo hạn trái phiếu ngày càng lớn vào cuối năm. Nếu đầu tư vào nhóm này, nhà đầu tư phải kiên định, vì phải từ quý 4 năm nay, nhóm cổ phiếu này mới có thể bứt phá.
Ông Nguyến Đức Nhân, Giám Đốc Kinh Doanh Ctcp Chứng Khoán KB Việt Nam cho biết: ''Nhóm BĐS sẽ có báo cáo kết quả kinh doanh không mấy tươi sáng trong quý II, quý III cộng với đó là áp lực trái phiếu thì phải đến quý 4 nhóm này mới khởi sắc...''
Ủy ban CKNN cho biết tiếp tục đẩy mạnh hạ tầng công nghệ, tái cấu trúc các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, với mục tiêu lớn nhất là nâng hạng thị trường càng sớm càng tốt.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0