Chó robot hỗ trợ người khiếm thị
Người khiếm thị phải đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm những khó khăn về điều hướng và tránh các mối nguy hiểm. Vì thế, cần có các công trình, dự án robot thông minh giúp họ điều hướng thuận tiện và an toàn hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả.
Chó robot có kích thước tương đương chó thật, song có 6 chân, giúp chúng đi lại uyển chuyển và ổn định tối đa. Nhờ được tích hợp công nghệ AI vào tính năng nhận diện giọng nói, chó robot có thể “nghe thấy” và “đáp lại” câu lệnh của người khiếm thị. Ngoài ra, nhờ công nghệ AI cùng hệ thống camera và cảm biến, chó robot có thể lập kế hoạch đường đi và điều hướng khi tham gia giao thông, trong đó có cả khả năng nhận diện tín hiệu đèn giao thông. Đây là những điều mà chó dẫn đường thông thường không làm được.
Cô Li Fei, một người khiếm thị cho biết: “Tôi có thể chỉ dẫn cho chó robot hướng đi bằng giọng nói. Tôi cũng điều chỉnh được tốc độ bằng cách đẩy hoặc kéo cây gậy này và nó sẽ làm theo”.

Nhu cầu sử dụng chó dẫn đường ở Trung Quốc khá cao. Thống kê cho thấy nước này hiện chỉ có hơn 400 chó dẫn đường để phục vụ khoảng 20 triệu người khiếm thị. Trong khi đó, nguồn cung chó dẫn đường thông thường hạn hẹp do những khó khăn về nhân giống và đòi hỏi quy trình huấn luyện chuyên sâu.
Theo Giáo sư Gao Feng, trưởng nhóm nghiên cứu, chó robot dẫn đường có thể được sản xuất hàng loạt như ôtô để giảm giá thành. Đây là thị trường rất lớn vì có thể hàng chục triệu người trên thế giới cần đến chó dẫn đường.
Chó robot dẫn đường cũng đang được nghiên cứu phát triển ở nhiều nước, trong đó có Australia và Anh.


Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Việc hợp tác với Starlink có thể tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực Internet vệ tinh, đổi mới và mở rộng hệ sinh thái viễn thông, tạo điều kiện để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tuần lễ Công nghệ Anh - Đông Nam Á 2025 khai mạc tại TP.HCM vào ngày 27/3, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Anh và khu vực.
Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
0