Chính sách rõ ràng giúp doanh nghiệp thực hiện EPR
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm: thu gom, tiền xử lý như phân loại, tháo dỡ hoặc khử ô nhiễm để chuẩn bị cho tái sử dụng, thu hồi, bao gồm tái chế và thu hồi năng lượng hoặc cuối cùng thải bỏ.
Điển hình, doanh nghiệp B.Braun có vốn đầu tư 100% Đức và là một trong những doanh nghiệp FDI tại Hà Nội thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, cũng như thực hiện tốt trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
“Chúng tôi đang cố gắng để tất các các sản phẩm đưa đến người tiêu dùng cuối cùng có thể được đưa trở lại cho chúng tôi nhằm tái chế. Ví dụ như chai nhựa, chúng tôi cố gắng liên hệ với người dùng cuối để thu hồi lại, sau đó tái chế và đưa trở lại thị trường. Chúng tôi đang hợp tác với các nước khác như Singapore để hỗ trợ chúng tôi thu hồi và tái chế. Ví dụ như sản phẩm được sản xuất ở châu Âu, đóng gói vào thùng các- tông đưa đến Việt Nam, sau khi lấy sản phẩm ra, chúng tôi dùng chính thùng các - tông đó đựng sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam để đưa về châu Âu”, ông Torben Minko - Tổng giám đốc Công ty B.Braun tại Việt Nam cho biết.

Không chỉ có B.Braun mà nhiều doanh nghiệp FDI khác tại Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung đã và đang có những cam kết sản xuất xanh, thực hành mô hình kinh tế tuần hoàn, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Doanh nghiệp Tesa Site Hải Phòng cũng là một ví dụ. Các bao bì sản xuất của công ty được tái chế, nước thải, rác thải được xử lý và hạn chế ra môi trường, công ty này luôn thực hiện tốt những chính sách thu hồi bao bì trong thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
“Nền kinh tế tuần hoàn và trách nhiệm mở rộng sản xuất là một trong những chủ đề chính trong chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi đưa nguyên vật liệu tái chế vào nhà máy sản xuất cũng như quy trình đóng gói sản phẩm và có những chính sách khuyến khích khách hàng trả lại bao bì đóng gói”, ông Dirk Hartmann - Tổng giám đốc Công ty Tesa Site tại Việt Nam cho biết.

Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hầu hết xuất khẩu sản phẩm sang các nước Châu Âu. Do vậy, việc tuân thủ các quy định xanh, phát triển bền vững rất quan trọng. Nếu các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều tuân thủ các quy định xanh sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững, tạo môi trường đầu tư và thu hút FDI. Do vậy, các quy định, chính sách thực hiện EPR cần rõ ràng, cụ thể và quyết liệt.
"Tôi nghĩ, chính quyền các địa phương cần phải làm thật rõ ràng, bởi vì đôi khi những gì được nêu trong quy định hoặc hướng dẫn chưa đủ cụ thể. Cần có một bộ hướng dẫn rõ ràng về trách nhiệm rõ ràng với nhà sản xuất và một hệ thống quản lý, giám sát chặt chẽ. Nếu nhà sản xuất không tuân thủ thì cần có chế tài xử phạt, có thể là phạt tiền, rút giấy phép kinh doanh, hoặc hoãn việc đưa sản phẩm ra thị trường. Có nhiều cách để làm điều đó, nhưng trước hết, cần phải coi trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) là việc bắt buộc chứ không phải là một lựa chọn hay điều “nên có”, ông Stuart Livesey - đồng Chủ tịch Tiểu ban tăng trưởng xanh, EuroCham tại Việt Nam, nhấn mạnh.

“Nếu doanh nghiệp Đức hoặc Châu Âu muốn đến Việt Nam, nền kinh tế xanh là quan trọng nhất đối với họ. Không có năng lượng xanh thì họ sẽ không đầu tư vào Việt Nam. Bởi vì không có những nhà cung cấp tuân thủ những quy tắc nhất định thì chắc chắn là không có đầu tư vào Việt Nam”, ông Torben Minko - Tổng giám đốc Công ty B.Braun tại Việt Nam nhấn mạnh.

Như vậy, để thúc đẩy các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI tham gia vào phát triển xanh, các thành phố và các địa phương cần có chính sách rõ ràng, có những hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn cũng như thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất(EPR).


Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.
Quyền quyết định cho vay không tài sản bảo đảm, lãi suất đặc biệt 0%/ năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Thị trường chứng khoán khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch 20/5 với gần 19 điểm tăng cho chỉ số, đáng chú ý cổ phiếu VIC tăng trần lên 91.500 đồng/cổ phiếu.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.
Giống lúa Dự Hương 8 đang trở thành niềm tự hào của bà con nông dân trên cánh đồng Thanh Oai, Hà Nội.
Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
0