Chính sách đột phá để cải tạo chung cư cũ
Gia đình bà Hậu sinh sống ở khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy từ những ngày đầu mới xây dựng, cho đến nay đã gần 40 năm. Bà cho biết khu chung cư này trong 10 năm trở lại đây đã xuống cấp nhiều và thiết kế lạc hậu không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Hơn nữa, các hộ dân đều cơi nới thêm “chuồng cọp” để tăng diện tích sử dụng, khiến nguy cơ mất an toàn công trình càng tăng lên.
Mới đây, khi Luật Thủ Đô và Luật nhà ở 2023 có hiệu lực đã mở ra những chính sách đột phá, gỡ vướng cho việc cải tạo chung cư cũ. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, UBND thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại toàn bộ khu tập thể Nghĩa Tân với 23 dãy nhà diện tích khoảng 31,6 ha. Thông tin này được người dân phấn khởi đón nhận.
Bà Đỗ Thị Hậu (Khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) cho biết: “Khi nào mà Nhà nước có thể thống nhất được chủ trương giữa các bên thì người dân hoàn toàn ủng hộ, hầu hết người dân ở đây đều muốn có thể cải tạo, xây mới nơi này càng nhanh càng tốt".
Còn theo bà Trần Thị Minh Ngọc (Khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy): “Khu tập thể này xây dựng đã gần 40 năm, nay đã xuống cấp, việc xây dựng lại để người dân có chỗ ở rộng rãi, khang trang hơn thì người dân rất đồng tình, tôi cùng nhiều cư dân ở đây đều mong có thể được làm sớm”.
Điểm mới trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là việc Hà Nội xác định sẽ triển khai xây dựng toàn khu chứ không làm từng dãy nhà như những năm trước.
Đơn cử như quận Đống Đa sẽ thực hiện cải tạo, xây dựng lại 3 khu chung cư là: Trung Tự, Kim Liên và Khương Thượng, các chung cư này xây dựng từ thập niên 60 đến 80, đến nay nhiều dãy nhà đã xuống cấp trầm trọng. Hiện tại quận UBND quận Đống Đa đang thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 và theo chỉ đạo của UBND Thành phố sẽ phải hoàn thành ngay trong Quý 1 năm nay. Đó sẽ là cơ sở để triển khai cải tạo chung cư cũ được đồng bộ, hiện đại.
Ông Trần Minh Quang - Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa cho biết: “Việc cải tạo lại toàn khu sẽ đem lại hạ tầng đồng bộ, giúp đảm bảo chi tiết quy hoạch của toàn khu. Cụ thể như: Diện tích cây xanh, những công trình hạ tầng xã hội như vườn hoa, trường học, thương mại dịch vụ… có thể đáp ứng tốt hơn cho cuộc sống người dân”.
Luật Thủ Đô đi vào cuộc sống sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, giúp Hà Nội có điều kiện đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ. Những điểm nổi bật của Luật này là cho phép Hà Nội được điều chỉnh các chỉ tiêu về quy hoạch.
Bên cạnh đó, Luật Thủ Đô sẽ giúp phân cấp mạnh mẽ cho các quận, huyện được lập quy hoạch chi tiết, lựa chọn chủ đầu tư và phê duyệt hệ số đền bù giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư, Thành phố sẽ thu hồi đất để thực hiện đấu giá sau khi đền bù cho các hộ dân theo quy định, nếu còn thừa tiền thì tiếp tục chia cho người dân.
Có thể nói với những chính sách mới, cùng với quyết tâm cao của các cấp chính quyền Thành phố, hy vọng thời gian tới, việc cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội sẽ đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân và tái thiết đô thị đồng bộ, hiện đại.


Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng.
Hàng trăm hecta đất tại Nhơn Trạch - vùng đất vàng phía Đông TP. HCM - đang bị bỏ hoang, trong khi hàng nghìn người dân vẫn khao khát có một nơi an cư.
0