Chính sách của Mỹ tạo áp lực lên doanh nghiệp Việt

Các doanh nghiệp Việt đang rất lo ngại về những chính sách thương mại, đặc biệt là các mức thuế quan mà chính quyền Mỹ có thể áp dụng với các quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn với nước này, trong đó có Việt Nam.

Sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu, ngay lập tức thị trường đã đón nhận phản ứng tiêu cực.

Tại Việt Nam, thép đã chịu thuế nhập khẩu 25% từ năm 2018. Với nhôm, mức thế tăng từ 10% lên 25%. Các doanh nghiệp đã đưa ra các kịch bản khác nhau. Ông Vũ Văn Phụ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, cho biết: “Với ngành nhôm Việt Nam nói chung thì đều có tác động trực tiếp và gián tiếp. Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trực tiếp thì ảnh hưởng ngay tới doanh nghiệp đó".

Đánh giá chung về chính sách thương mại mới của Mỹ, chuyên gia cho rằng các nền kinh tế xuất khẩu nhiều vào Mỹ đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Với Việt Nam, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu số một. Theo Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ năm 2024 đạt mức kỷ lục với 1.200 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ tư về thặng dư thương mại với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico.

Mặc dù đến thời điểm này Việt Nam vẫn nằm ngoài danh sách các quốc gia bị Mỹ đánh thuế, nhưng với việc nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu về thâm hụt thương mại, khó lường trước chuyện gì sẽ xảy ra.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho hay: “Các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đánh giá tình hình, mở rộng thị trường xuất khẩu ra các thị trường thay thế đã có các Hiệp định FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn. Tuân thủ các quy định của Hoa Kỳ về nguồn gốc, xuất xứ, sẵn sàng các việc điều tra của cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong các vụ kiện phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp. Phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Hoa Kỳ để tiếp tục theo dõi sát diễn biến để có các phản ứng phù hợp”.

Xuất khẩu là một trong ba động lực rất quan trọng của nền kinh tế nước ta. Để giữ vững thị trường xuất khẩu trước chính sách thuế của Mỹ và nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại đòi hỏi nỗ lực của cả Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp cũng đã phải chủ động để tìm các thị trường ngách, tìm các đơn hàng nhỏ, tìm những đơn hàng chuyên biệt để có thể tận dụng những xu thế gọi là phân mảnh hoặc là khu vực trong đầu tư vào thương mại toàn cầu. Tôi cho rằng cần linh hoạt nắm bắt thông tin, chấp nhận những rủi ro và thay đổi phương thức kinh doanh, tham gia vào những thị trường mới”.

Các chuyên gia cho rằng áp lực từ thị trường chính là động lực đổi mới. Doanh nghiệp cần có chiến lược “không bỏ trứng vào một giỏ”, tiếp tục đa dạng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng, như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy đăng ký giao dịch 2,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (UPCoM: EPH) kể từ ngày 27/5/2025.

Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn theo đà lao dốc của giá vàng thế giới, đồng loạt giảm 1 triệu đồng/lượng vào sáng 12/5.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất quy định áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.

Các chỉ số chứng khoán tương lai, cổ phiếu thế giới và đồng USD đã phản ứng tích cực sau khi Mỹ và Trung Quốc xác nhận có “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.

Thị trường chứng khoán Việt phản ánh tích cực trước thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận đàm phán thuế quan mới. Thanh khoản thị trường cũng tăng so với phiên giao dịch trước đó.