Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2024
Theo Chương trình, Chính phủ sẽ xem xét và cho ý kiến đối với 5 nội dung, trong đó có ba dự án Luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi) và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi). Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ; trình bày báo cáo, tập trung thảo luận về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện ba đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng thể chế, thời gian qua tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính phủ đã tích cực, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, triển khai đồng bộ, hiệu quả đột phá chiến lược về thể chế với nhiều đổi mới, kết quả nổi bật có tính lan tỏa cao. Trong năm 2023 Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề; trình Quốc hội thông qua 16 luật, trong đó có luật hết sức quan trọng như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bất động sản, Luật Nhà ở….; Chính phủ ban hành 29 nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 127 văn bản quy phạm pháp luật...
Năm 2024 và thời gian tới Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện thể chế ngày càng nặng nề do công việc thường xuyên ngày càng nhiều hơn, những tồn đọng kéo dài cần xử lý, tình hình đột xuất, bất ngờ khó lường đòi hỏi phải có chính sách mới phù hợp tình hình và chất lượng xây dựng pháp luật ngày càng phải cao hơn.


Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.
Nhà nước chỉ quản lý vốn góp tại doanh nghiệp, bình đẳng với các nhà đầu tư khác, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus đã thành công hết sức tốt đẹp, được dư luận quốc tế quan tâm theo dõi, đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.
Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của nông dân như “máy xay đa năng” hay “thiết bị cảnh báo lũ lụt, sạt lở đất” cần được cơ chế hỗ trợ của Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội đề xuất nâng mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ lên tối đa 15% thu nhập tính thuế, thay vì mức 5% như trong dự thảo luật.
0