Chính phủ được quy định số lượng Ủy viên UBND các cấp
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã bấm nút thông qua ba Nghị quyết và hai Luật với đa số đại biểu có mặt tán thành.
Trong đó, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), với 458/459 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,78%. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 50 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp bảo đảm có sự phân biệt nhất định về phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở từng cấp.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm điều 28 quy định cụ thể về số lượng đại biểu HĐND, số lượng Phó Chủ tịch HĐND, số lượng Ban của HĐND. Đối với cơ cấu tổ chức của UBND, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng giao Chính phủ quy định cụ thể số lượng Ủy viên UBND các cấp để tạo sự chủ động trong việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của UBND các cấp, phù hợp với chủ trương tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo từng giai đoạn.
Liên quan tới Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, dự thảo Nghị quyết đã chỉnh lý về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu theo hướng quy định thống nhất hình thức lựa chọn nhà thầu, cho phép áp dụng chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với việc thực hiện triển khai các dự án thành phần và các công việc khác thuộc dự án nhà máy chính mà các đơn vị trong nước có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan sẽ phải tuân thủ các hình thức, quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo pháp luật đấu thầu hiện hành.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.


Với 8 Chương, 58 Điều, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã được chỉnh lý theo nguyên tắc quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho tất cả người lao động nói chung, cơ bản không phân biệt các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những quy định chính sách hỗ trợ riêng cho một số đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế.
Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí là một hoạt động có ý nghĩa, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng được các bệnh viện duy trì từ nhiều năm nay, mang lại hiệu quả thiết thực khi chung tay chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với người có công với cách mạng.
Người lao động mất việc do sắp xếp bộ máy, hay mất việc do tự động hóa, trí tuệ nhân tạo cần được bổ sung vào đối tượng hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề. Cùng với đó, thủ tục để thực hiện các thủ tục từ trợ cấp thất nghiệp, vay vốn tạo việc làm cũng cần đơn giản hóa.
Dự Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế, sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.
Với phương châm “Trao cần câu thay vì cho con cá”, đến hết năm 2024, Hà Nội đã không còn hộ nghèo; chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước một năm so với kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn 2021–2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế.
0