Chiến sự ngày 19/4: Nga kiểm soát gần hoàn toàn Kursk

Sau khi giải phóng khu định cư Oleshnya, quân đội Nga chỉ còn phải đánh bật lực lượng Ukraine khỏi khu định cư Gornal để hoàn tất việc giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kursk.

Tổng thống Nga tuyên bố ngừng bắn nhân dịp Lễ Phục sinh

Ngày 19/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố lệnh ngừng bắn dịp lễ Phục sinh trong cuộc xung đột ở Ukraine, bắt đầu từ tối 19/4 và kéo dài đến nửa đêm 20/4.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tại Moscow, Nga, ngày 19/4

Theo thông báo, lệnh ngừng bắn sẽ bắt đầu từ 18 giờ (giờ địa phương) vào ngày 19/4, và kéo dài cho đến nửa đêm ngày 21/4. Điện Kremlin cũng kỳ vọng Ukraine sẽ tuân thủ và ngừng bắn trong khoảng thời gian này nhân dịp Lễ Phục sinh.

Nga giành quyền kiểm soát khu định cư Oleshnya tại vùng Kursk

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo lực lượng vũ trang nước này đã giành quyền kiểm soát khu định cư Oleshnya tại vùng Kursk, trong bối cảnh chiến dịch tấn công của cụm tác chiến phía Bắc vẫn đang được đẩy mạnh.

Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga, các đơn vị thuộc cụm tác chiến phía Bắc “tiếp tục đánh bại các đội hình vũ trang Ukraine trên địa bàn vùng Kursk” và đã “kiểm soát khu định cư Oleshnya trong quá trình thực hiện các đợt tấn công chủ động”.

Cũng theo phía Nga, tổng thiệt hại của quân đội Ukraine tại hướng Kursk từ đầu chiến dịch đến nay đã vượt quá 75.000 binh sĩ. Cụ thể, con số tổn thất được đưa ra bao gồm: hơn 75.170 binh sĩ, 411 xe tăng, 335 xe chiến đấu bộ binh (IFV), 307 xe thiết giáp chở quân (APC), 2.280 phương tiện chiến đấu bọc thép các loại, 2.743 xe cơ giới, 625 khẩu pháo dã chiến, 61 bệ phóng tên lửa đa nòng, trong đó có 15 hệ thống HIMARS và 7 hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất, 28 bệ phóng tên lửa phòng không, 1 xe phóng phòng không tự hành, 10 xe tải vận chuyển và nạp đạn, 128 hệ thống tác chiến điện tử, 18 radar phản pháo và 12 radar phòng không. Ngoài ra, Ukraine còn bị mất 57 thiết bị công binh và phương tiện hỗ trợ khác, trong đó có 23 xe công binh phá dỡ, 1 xe rà phá bom mìn UR-77, 1 xe trinh sát công binh, 15 xe sửa chữa – cứu kéo bọc thép và 1 xe chỉ huy – tham mưu.

Theo các nguồn tin an ninh, sau khi giải phóng khu định cư Oleshnya, quân đội Nga chỉ còn phải đánh bật lực lượng Ukraine khỏi khu định cư Gornal để hoàn tất việc giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kursk.

Quân đội Ukraine đã mở chiến dịch đột kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga hồi tháng 8/2024, chiếm giữ thị trấn Sudzha và hàng chục ngôi làng xung quanh. Tuy nhiên, quân đội Nga đã dần dần làm suy yếu quyền kiểm soát của các lực lượng Kiev tại Kursk. Đến tháng 3, quân đội Nga đã kiểm soát lại hơn 1.100km2 ở khu vực biên giới này, tương đương 86% lãnh thổ trước đây từng nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.

Nga tấn công bãi thử hệ thống phòng thủ tên lửa Sapsan của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các lực lượng vũ trang nước này đã thực hiện cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào bãi thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Sapsan của Ukraine, đồng thời phá hủy hệ thống phòng không NASAMS do Na Uy cung cấp.

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: “Trong đêm, các lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành cuộc tập kích bằng vũ khí chính xác cao từ cả mặt đất và trên biển, kết hợp với máy bay không người lái, nhằm vào bãi thử hệ thống tên lửa phòng thủ Sapsan của Ukraine và các tổ hợp phòng không NASAMS bảo vệ khu vực này. Toàn bộ mục tiêu đã bị phá hủy”.

Trong ngày 19/4, Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo đã tấn công các kho đạn dược và trang thiết bị kỹ thuật quân sự của Ukraine tại 142 vị trí khác nhau. Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 6 quả bom dẫn đường JDAM, 3 tên lửa HIMARS và 151 máy bay không người lái cánh cố định của Ukraine.

Ukraine gia tăng tấn công vào hạ tầng năng lượng Nga

Trong cùng thời gian, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã thực hiện 10 cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở năng lượng của Nga tại các vùng Belgorod, Bryansk, Kherson và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR).

Tình hình chiến sự tại các hướng mặt trận

Cụm tác chiến phía Nam: Lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát khu định cư Shevchenko tại DPR, đồng thời gây thiệt hại nặng cho lực lượng Ukraine với hơn 365 binh sĩ thiệt mạng. Ngoài ra, Ukraine còn mất 2 xe tăng, 8 xe bọc thép, 13 phương tiện cơ giới, 7 khẩu pháo, 1 hệ thống HIMARS và 2 kho đạn.

Hỏa lực của Nga.

Cụm tác chiến phía Đông: Quân đội Nga tuyên bố tiêu diệt hơn 130 binh sĩ Ukraine gần các khu vực Zelenoye Polye, Bogatyr, Novopol (thuộc DPR) và Chervonoye, Gulyaipole (thuộc tỉnh Zaporozhye).

Cụm tác chiến phía Tây: Theo báo cáo, lực lượng Nga đã loại khỏi vòng chiến đấu tới 265 binh sĩ Ukraine, đồng thời phá hủy 7 trạm vệ tinh Starlink, 3 xe chiến đấu bọc thép, 10 phương tiện cơ giới, 1 trạm radar, 5 khẩu pháo dã chiến và 8 tổ pháo cối của đối phương. Ngoài ra, phía Nga cũng tuyên bố đã tiêu diệt 47 trung tâm điều khiển máy bay không người lái (UAV) và 4 kho đạn dã chiến trong khu vực.

Cụm tác chiến Trung tâm: Bộ Quốc phòng Nga thông tin rằng đã loại bỏ tới 350 binh sĩ Ukraine, phá hủy nhiều phương tiện bao gồm xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức, xe thiết giáp VAB của Pháp và đài radar phản pháo AN/TPQ-48 của Mỹ.

Hướng Belgorod (phía Bắc): Lực lượng Nga đã tiêu diệt khoảng 45 binh sĩ Ukraine và phá hủy hai xe bọc thép gần các khu vực Popovka, Miropolye (tỉnh Sumy) và Udy (tỉnh Kharkov).

Cụm tác chiến Dnepr thuộc quân đội Nga đã khiến quân đội Ukraine đã mất tới 85 binh sĩ, một hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất, 9 phương tiện cơ giới, 4 khẩu pháo dã chiến, 3 trạm tác chiến điện tử cùng một kho đạn.

Quân đội Nga tiếp tục tiến gần Volchansk bất chấp các đợt phản công dữ dội của Ukraine

Các lực lượng Nga đang tiến dần về phía khu vực Volchansk, tỉnh Kharkov, bất chấp nhiều đợt phản công mạnh mẽ của quân đội Ukraine, theo nhận định của chuyên gia quân sự Andrey Marochko.

Trao đổi với hãng tin TASS, ông Marochko cho biết: “Tại khu vực Volchansk, quân ta đang tiến lên chậm rãi nhưng có hệ thống, mặc dù đối phương đã liên tục thực hiện nhiều đợt phản công quy mô lớn ở phía Đông Nam khu dân cư này. Những đợt phản công đó chắc chắn đã làm chậm bước tiến, nhưng không thể ngăn cản hoàn toàn đà tấn công của các đơn vị Nga”.

Ông Marochko cho biết hiện tại giao tranh ác liệt đang diễn ra tại khu vực Volchanskiye Khutora – một điểm nóng nằm gần Volchansk.

Trước đó, vị chuyên gia này cũng cho hay, quân đội Ukraine đã nhiều lần tổ chức phản công trong ngày nhằm giành lại các vị trí đã mất, tuy nhiên sau khi hứng chịu tổn thất, họ buộc phải rút lui và tái tổ chức lực lượng trước khi tiếp tục tấn công.

Nga cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu NATO đưa quân đến Ukraine

Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng cảnh báo các nước thành viên NATO về những hậu quả tiêu cực nếu triển khai binh sĩ tới Ukraine.

Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24, ông Vladislav Maslennikov – Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Nga – cho biết: "Việc hoạch định quân sự đã bắt đầu. Các tổng tham mưu trưởng châu Âu đang vẽ bản đồ khu vực triển khai tiềm năng. Trên thực tế, các ‘diều hâu’ châu Âu đang tiến gần tới khả năng can dự trực tiếp vào một cuộc xung đột vũ trang với Nga, đứng về phía chế độ Banderite tại Ukraine".

Ông Maslennikov nhấn mạnh rằng, Nga luôn coi sự hiện diện của bất kỳ lực lượng quân sự nào thuộc các nước NATO tại Ukraine là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và cảnh báo điều đó "sẽ kéo theo hậu quả tiêu cực cho chính họ".

Đề cập tới việc phương Tây đang thảo luận khả năng cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine, ông Maslennikov cho rằng, điều này cho thấy Đức và các đồng minh NATO đang tiếp tục leo thang xung đột. "Một cuộc tấn công bằng tên lửa Taurus sẽ bị xem là sự can dự trực tiếp của Đức vào chiến sự, đứng về phía chính quyền Kiev", nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.

Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.