Chiến sự ngày 13/1: Nga tố Ukraine tập kích đường ống TurkStream
Nga cáo buộc Ukraine tập kích đường ống TurkStream
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, Ukraine đã cố gắng tấn công một trạm nén khí của hệ thống đường ống TurkStream (dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) gần khu vực Anpa thuộc Krasnodar của Nga, với sự trợ giúp của 9 thiết bị bay không người lái (UAV) nhằm chặn nguồn cung khí đốt đến các quốc gia châu Âu.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng Nga đã bắn hạ 9 UAV của Ukraine đang cố gắng tấn công một phần cơ sở hạ tầng của đường ống dẫn khí TurkStream, nơi khí đốt của Nga chảy tới Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Tuyên bố của Nga cho biết, các mảnh vỡ rơi từ một máy bay không người lái đã gây ra thiệt hại nhỏ cho tòa nhà và thiết bị của một trạm đo khí tại máy nén, nhưng các đội cứu hộ đã nhanh chóng sửa chữa. Cơ sở này vẫn hoạt động bình thường và không có thương vong.
Hiện Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.
Đường ống Turk Stream bắt đầu từ trạm máy nén Russkaya ở ngoại ô thành phố Anapa, đi qua Biển Đen tới thị trấn Kiyikoy của Thổ Nhĩ Kỳ trước khi sang châu Âu. Trạm máy nén có chức năng ổn định áp suất và lưu lượng khí đốt trong đường ống. Đường ống này bắt đầu hoạt động từ tháng 1/2020 với công suất 31,5 tỷ m³ mỗi năm. Đoạn ngầm của đường ống ở dưới Biển Đen có chiều dài 930 km. Một trong hai nhánh được sử dụng để phục vụ khách hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhánh còn lại dẫn đến các quốc gia khác như Hungary, Serbia, Bulgaria, Slovakia, Hy Lạp. Nga nhiều lần cáo buộc Ukraine tìm cách phá hoại đường ống này trong những năm qua.
TurkStream và Blue Stream là các đường ống cung cấp khí đốt cuối cùng của Nga sang châu Âu còn hoạt động, sau khi Ukraine từ chối gia hạn hợp đồng trung chuyển kéo dài 5 năm, trong đó cho phép Nga tiếp tục bơm khí đốt sang châu Âu qua đường ống trên lãnh thổ nước này.

Nga áp sát thành phố chiến lược Pokrovsk của Ukraine
Quân đội Nga thông báo đã chiếm được Pishchane, một ngôi làng nằm ở phía tây nam và cách thành phố chiến lược Pokrovsk 8km. Pokrovsk trong những ngày qua đã trở thành điểm nóng mới khi Nga tìm cách gia tăng các cuộc tấn công vào nơi có mỏ than cốc duy nhất cung cấp cho ngành công nghiệp thép từng rất phát triển của Ukraine.
Tháng trước, nhà sản xuất thép chính của Ukraine là Metinvest và chủ sở hữu mỏ Pishchane cho biết, họ đã dừng hoạt động tại mỏ than và sơ tán nhân viên. Mỏ than ở Pishchane cung cấp khoảng một nửa tổng sản lượng than khai thác của Metinvest tại Ukraine.
Nga mất 5 ngày để dập tắt đám cháy tại “cơ sở công nghiệp” bị UAV của Ukraine tấn công
Lính cứu hỏa Nga đã dập tắt đám cháy tại một "nhà máy công nghiệp" ở vùng Volga, một quan chức địa phương cho biết. Thông tin trên được đưa ra 5 ngày sau khi Ukraine cho biết họ đã tấn công một kho dầu cung cấp cho căn cứ không quân và máy bay ném bom hạt nhân của Nga.
Thống đốc khu vực Roman Busargin cho biết, "vụ cháy ngoài trời" tại địa điểm mà ông không nêu tên đã được dập tắt, nhưng các nhân viên cứu hộ vẫn túc trực suốt ngày đêm.
"Công việc vẫn đang tiếp tục", ông nói, nhưng không nêu rõ cần thực hiện những hành động nào tiếp theo.
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào thành phố Engels hôm 8/1 đã gây ra một đám cháy lớn khiến hai lính cứu hỏa thiệt mạng và khiến ông Busargin phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Kremlin phản ứng chính thức về lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào lĩnh vực năng lượng
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 13/1 tuyên bố, vòng trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với lĩnh vực năng lượng của Nga có nguy cơ gây bất ổn cho các thị trường dầu mỏ và năng lượng toàn cầu và Moscow sẽ làm mọi thứ có thể để giảm thiểu tác động.

Trả lời họp báo thường kỳ, ông Peskov nhấn mạnh: “Những quyết định như vậy không thể không dẫn đến sự bất ổn định của thị trường năng lượng quốc tế và thị trường dầu mỏ. Trước tiên, chúng tôi sẽ theo dõi cẩn thận những tác động và định hình công việc của các công ty của chúng tôi để giảm thiểu hậu quả của những quyết định này”.
Trước đó, ngày 10/1, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt rộng hơn đối với dầu của Nga, nhắm vào các nhà sản xuất Gazprom Neft và Surgutneftegaz, cũng như 183 tàu đã vận chuyển dầu của Nga. Gazprom Neft và Surgutneftegaz tổng cộng đã vận chuyển khoảng 970.000 thùng dầu mỗi ngày bằng đường biển trong năm 2024, một con số đáng kể hơn cả lượng cung thặng dư toàn cầu dự kiến cho năm 2025. Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt cũng lần đầu tiên nhắm vào hai nhà cung cấp bảo hiểm bảo vệ và bồi thường tàu chở dầu lớn nhất của Nga là Ingosstrakh và Alfastrakhovanie. Điều này có thể buộc nhiều tàu chở dầu bao gồm cả đội tàu của Nga phải rời khỏi thị trường bảo hiểm chính thống, làm tăng thêm các rủi ro về an toàn hàng hải. Đây là đợt trừng phạt lớn nhất từng được áp đặt, mục tiêu nhằm cắt giảm doanh thu từ ngành kinh tế huyết mạch của Nga, khiến nước này có thể chịu thiệt hại ước tính lên tới hàng tỷ USD mỗi tháng.
Đức chuẩn bị gói viện trợ mới cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thông báo, Bộ Quốc phòng nước này đã chuẩn bị gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, đồng thời bác thông tin cho rằng, Thủ tướng Olaf Scholz đang ngăn chặn gói viện trợ này. Cũng theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức, quyết định về gói viện trợ vẫn cần được Chính phủ Đức phối hợp thông qua.
Trước đó, tạp chí Der Spiegel (Tấm Gương) đưa tin, Thủ tướng Scholz đang ngăn chặn việc phân bổ gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 3 tỷ euro (3,06 tỷ USD) cho Kiev, một đề xuất được Ngoại trưởng Annalena Baerbock và Bộ trưởng Pistorius ủng hộ.
Là một trong những nước châu Âu có viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, Đức đến nay cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine với tổng giá trị lên tới khoảng 28 tỷ euro, bao gồm cả những khoản đã cung cấp và những cam kết trong các năm tới. Bất chấp các khoản viện trợ khổng lồ từ phương Tây, Ukraine vẫn bị Nga áp đảo cả về quân số và vũ khí. Nga nhiều lần đưa ra cảnh báo tới Mỹ cũng như các đồng minh rằng, bất kỳ hành động sử dụng tên lửa tầm xa nào của Ukraine nhằm tấn công sâu vào lãnh thổ nước này đều được coi như “sự tham gia trực tiếp” của phương Tây vào cuộc xung đột và sẽ nhận được phản ứng “thỏa đáng và hữu hình”.


Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh và cựu Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine đã xác nhận sự tồn tại của một trung tâm chỉ huy quân sự bí mật ở Wiesbaden, Đức, theo Hãng thông tấn Belarus Nexta.
Chính phủ Tây Ban Nha đang chịu áp lực từ các đồng minh NATO và buộc phải chi thêm 2,08 tỷ euro (2,28 tỷ USD) cho quốc phòng trong năm nay.
Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tại Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng vào ngày 9/4, ngay trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử lựa chọn Tổng thống mới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết đã đạt được thỏa thuận nợ mới với Argentina trong 48 tháng với tổng trị giá 20 tỷ USD.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ký một sắc lệnh khẩn cấp về kinh tế trong vòng 60 ngày trên toàn quốc và đang chờ Quốc hội phê chuẩn.
Theo giới quan sát, cuộc đột kích vào Belgorod có thể là “chiến dịch vỏ bọc” nhằm chuyển hướng sự chú ý của Nga khỏi tỉnh Kursk và tỉnh Sumy của Ukraine. Tuy nhiên, nỗ lực này liệu có mang lại lợi thế cho Kiev?
0