Chiến sự Nga - Ukraine ngày 25/1

Nga tấn công 12 lữ đoàn của Ukraine tại Kursk; Ukraine bắn hạ 48 thiết bị bay của Nga, bắt giữ nữ sinh nghi làm gián điệp cho Nga... Đây là những thông tin đáng chú ý trong diễn biến xung đột Nga - Ukraine ngày 25/1.

Nga tấn công 12 lữ đoàn của Ukraine tại Kursk

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/1 cho biết, quân đội nước này đã đánh bại 12 lữ đoàn của Lực lượng vũ trang Ukraine ở khu vực Kursk.

“Trong các hoạt động tấn công, các đơn vị của Nhóm quân miền Bắc đã đánh bại đội hình xe tăng cơ giới hạng nặng, bốn lữ đoàn cơ giới, hai lữ đoàn tấn công đường không, một lữ đoàn thủy quân lục chiến và ba lữ đoàn bảo vệ lãnh thổ của Lực lượng vũ trang Ukraine tại định cư Viktorovka, Zaoleshenka, Kositsa, Kurilovka, Lebedevka, Malaya Loknya, Makhnovka, Mirny, Nikolaevka, Nikolaevo-Daryino, Nikolsky, Novaya Sorochina, Sverdlikovo, Sudzha và Cherkasy Porechnoye” - báo cáo viết.

Ngoài ra, lực lượng không quân và pháo binh còn tấn công quân nhân và thiết bị của Ukraine tại 12 khu định cư ở vùng Kursk, cũng như 5 khu định cư ở vùng Sumy.

Tổng cộng, phía Ukraine đã mất gần 55 nghìn quân kể từ khi bắt đầu chiến dịch tấn công tại Kursk.

Ukraine hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin phía Nga đưa ra.

Ukraine bắn hạ 48 thiết bị bay của Nga

Đêm 25/1, quân đội Ukraine xác nhận bắn rơi một số tên lửa dẫn đường Kh-59/69 của Nga và 46 máy bay không người lái.

Phía Ukraine cáo buộc Nga tấn công bằng tên lửa máy bay dẫn đường từ không phận Biển Đen và 61 UAV tấn công từ các hướng: Orel, Kursk, Bryansk, Millerovo, Primorsko-Akhtarsk của Nga.

Các UAV đã bị bắn hạ ở các vùng Odessa, Kharkov, Poltava, Sumy, Kyiv, Cherkasy, Donetsk, Zaporozhye, Dnepropetrovsk, Khmelnytsky và Kirovograd. 15 UAV khác của Nga biến mất.

Phía Nga chưa xác nhận các thông tin phía Ukraine đưa ra.

Quân đội Ukraine ở Kharkov. Ảnh: AP.

Ukraine bắt giữ nữ sinh nghi làm gián điệp cho Nga

Tờ Kyiv Independent ngày 25/1 đưa tin, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) vừa bắt giữ một nữ học viên quân sự 18 tuổi với cáo buộc phản quốc.

Theo báo cáo điều tra, nữ học viên người Ukraine bị cáo buộc đã liên lạc với đại diện của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), nhằm cung cấp các thông tin nhạy cảm về quân sự để đổi lấy tiền thưởng. Nghi phạm đã tiết lộ các thông tin về vị trí của các đơn vị quân đội, kế hoạch triển khai lực lượng, và báo cáo về các đợt pháo kích cho đối thủ", SBU cho biết.

Nghi phạm làm gián điệp bị Cơ quan An ninh Ukraine bắt giữ. Ảnh: SBU.

Theo truyền thông Ukraine, nghi phạm sử dụng ứng dụng nhắn tin di động để gửi tọa độ của các cơ sở huấn luyện và doanh trại, được di dời từ Kharkiv đến Lviv sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trong quá trình khám xét, các sĩ quan đã thu giữ một chiếc điện thoại di động và một máy tính xách tay có chứa bằng chứng về sự hợp tác của nghi phạm.

Nghi phạm bị bắt giữ khi đang cố bỏ trốn khỏi học viện quân sự. Người này khai rằng được phía FSB hứa hẹn sẽ giúp di tản tới Nga. FSB được cho là đã có kế hoạch sơ tán nghi phạm từ Ukraine đến Nga qua một quốc gia thứ ba sau khi cô hoàn thành nhiệm vụ.

Mỹ bất ngờ đình chỉ viện trợ cho Ukraine

Tờ Politico đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã ban hành lệnh tạm dừng chi tiêu đối với hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài trong vòng 90 ngày. Quyết định này đã khiến các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ “bị sốc” và dường như được áp dụng cho cả các khoản viện trợ quân sự dành cho Ukraine.

Binh sĩ Ukraine chuyển hàng viện trợ của Mỹ tại sân bay Kiev. Ảnh: AFP.

Theo tài liệu nội bộ được tiết lộ, ông Marco Rubio yêu cầu tất cả các cơ quan ngoại giao và lãnh sự quán ngay lập tức dừng mọi hoạt động phân bổ ngân sách cho các chương trình viện trợ nước ngoài, bao gồm cả các khoản tài trợ đã được chính phủ phê duyệt trước đó.

Đáng chú ý, lệnh của ông Rubio được đánh giá vượt xa sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, vốn chỉ yêu cầu tạm dừng viện trợ nước ngoài trong 90 ngày để Ngoại trưởng xem xét. Lệnh của Tổng thống không nêu rõ liệu các khoản viện trợ quân sự đã được phân bổ có bị ảnh hưởng hay không, nhưng quyết định của ông Marco Rubio dường như tác động trực tiếp đến viện trợ quân sự cho một số đồng minh quan trọng của Mỹ, trong đó có Ukraine.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, quyết định của Ngoại trưởng Rubio là bước đi mạnh tay nhất từng được thực hiện đối với viện trợ nước ngoài. Trước đó, trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi được phê chuẩn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, ông Macro Rubio nhấn mạnh lợi ích quốc gia sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của mình.

Ông Marco Rubio, Ngoại trưởng Mỹ cho biết: “Trong nền cộng hòa của chúng ta, cử tri quyết định hướng đi của đất nước và họ đã bầu ông Donald Trump làm tổng thống khi nói đến chính sách đối ngoại với một sứ mệnh rất rõ ràng. Đó là đảm bảo rằng chính sách đối ngoại của chúng ta tập trung vào thúc đẩy lợi ích quốc gia”.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng, việc tạm dừng các khoản viện trợ nước ngoài có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý nếu các hợp đồng tài trợ bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. Việc tạm dừng viện trợ cho Ukraine, trong bối cảnh nước này vẫn đang đối mặt với cuộc xung đột kéo dài, cũng làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều, khi Mỹ hiện là quốc gia cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine. Theo Lầu Năm Góc, kể từ tháng 2/2022, Washington đã cung cấp gần 66 tỷ USD viện trợ quân sự cho Kiev.

Chính phủ Ukraine và các bên liên quan hiện vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức về quyết định này. Trong khi đó, giới phân tích nhận định, lệnh tạm dừng viện trợ là một tín hiệu rõ ràng về chính sách đối ngoại cứng rắn hơn của chính quyền Tổng thống Trump và nhấn mạnh mục tiêu tái định hình vai trò của Mỹ trên trường quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.