Chiến lược phòng thủ của EU: Mất bò mới lo làm chuồng
Chỉ vài ngày sau khi đưa ra sáng kiến tiêu tốn 800 tỷ euro về tái vũ trang châu Âu, Uỷ ban châu Âu (EC) công bố Sách trắng về phòng thủ. Thực chất, đây là chiến lược phòng thủ mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó những thách thức và đe doạ về an ninh nảy sinh từ bối cảnh tình hình mới ở châu Âu và trong chính trị thế giới.
Cả sáng kiến về tái vũ trang châu lục nói trên lẫn chiến lược phòng thủ châu lục mới này đều là kết quả cụ thể đầu tiên trong những toan tính của EU khi bị xô đẩy vào tình thế buộc phải tự thân vận động để đảm bảo an ninh và buộc phải nhảy bởi nước đã tràn đến chân. Tình trạng hiện tại của EU không khác gì câu nói "sắp bị mất bò mới lo làm chuồng".
Mặc dù trong chiến lược phòng thủ mới, EU vẫn nhấn mạnh vai trò quyết định của liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Mỹ cũng như vẫn khẳng định NATO là trụ cột về phòng thủ. Tinh thần chủ đạo của chiến lược phòng thủ này của EU là châu Âu vẫn dựa vào Mỹ nhưng có đủ khả năng tự đảm bảo an ninh trong trường hợp bị Mỹ lơi lỏng việc đảm bảo an ninh cho châu Âu.
Sáng kiến tái vũ trang châu Âu với kế hoạch tài chính 800 tỷ euro là một phần của chiến lược phòng thủ mới của EU. EU nêu ra trong đó 7 lĩnh vực đầu tư trọng tâm là phòng không, pháo binh, tên lửa và đạn dược, thiết bị bay không người lái và các hệ thống vũ khí chống thiết bị bay không người lái, phòng thủ trên không gian mạng và nhân lực thực thi những chiến dịch quân sự lớn. EU liệt kê ra hơn 500 cầu, cảng, sân bay, hầm,... ở khắp EU cần được đầu tư cải tạo và nâng cấp để sử dụng vào mục đích quân sự và phòng thủ.
Những nội dung cốt lõi khác trong chiến lược phòng thủ của EU bao gồm dành ưu tiên cho sản xuất và chế tạo vũ khí ở trong EU hoặc ở các nước đối tác của EU, cùng nhau mua sắm vũ khí và khí tài quân sự để tiết kiệm chi phí, đơn giản hoá việc tài chi cho các dự án về quân sự và phòng thủ, khắc phục những điểm yếu về an ninh ở các hệ thống vũ khí phòng không, giảm bớt thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng.
EU phải tập trung và dành ưu tiên cho những nội dung trên trong chiến lược phòng thủ mới bởi đó chính là những lĩnh vực và phương diện châu Âu lâu nay lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ.
Chiến lược này xác định Nga cả hiện tại lẫn ở thời hậu chiến là "mối đe doạ đối với sự tồn tại của EU" và xác định tâm thế phải đối địch lâu dài với Nga. Do đó, EU vừa phải không ngừng gắng gượng để hùng mạnh về quân sự vừa phải càng ngày càng bớt lệ thuộc vào Mỹ về đảm bảo an ninh, khởi đầu của việc đảm bảo an ninh là hậu thuẫn Ukraine chiến thắng Nga.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0