Chiến dịch Sindoor và cuộc không chiến lớn nhất lịch sử

Một cuộc chạm trán của 125 máy bay chiến đấu trong vòng hơn một giờ vừa diễn ra giữa không quân Ấn Độ và Pakistan, được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử.

Cuộc không chiến lớn nhất lịch sử hàng không 

Theo CNN, một nguồn tin an ninh cấp cao của Pakistan khẳng định rằng "cuộc không chiến" giữa các tiêm kích của Pakistan và Ấn Độ vừa diễn ra tại khu vực biên giới là một trong những cuộc không kích lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử. Trong vòng hơn một giờ, phi công hai bên đã đấu tên lửa với khoảng cách khoảng 160 km và không bên nào cho máy bay chiến đấu vượt qua biên giới. Cũng theo nguồn tin này, 5 máy bay của Ấn Độ đã bị bắn hạ.

Một góc thành phố Muzaffarabad ở phần Kashmir do Pakistan quản lý được nhìn thấy trong cuộc không kích của Ấn Độ, ngày 7/5/2025. Ảnh: Aljazeera

Sau khi cuộc xung đột lớn nhất trong trong hai thập kỷ giữa Pakistan và Ấn Độ nổ ra vào ngày 7/5, một số hãng hàng không đã thông báo định tuyến lại hoặc hủy các chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ và Pakistan. Dữ liệu hàng không vào ngày 7/5 cho thấy không phận phía Bắc Ấn Độ và phía nam Pakistan đã bị phong tỏa hoàn toàn. Toàn bộ không phận Pakistan gần như không còn máy bay dân sự.

Căng thẳng leo thang đã đặt Ấn Độ và Pakistan vào tình thế đối đầu quân sự nguy hiểm, khi Islamabad tuyên bố sẽ trả đũa các cuộc không kích của Ấn Độ. New Delhi cho biết các cuộc không kích này là để đáp trả vụ thảm sát 26 người - chủ yếu là khách du lịch Ấn Độ - đã thiệt mạng vào tháng 4 khi những tay súng tấn công một địa điểm ngắm cảnh trên núi ở khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý, một khu vực biên giới đang tranh chấp. Ấn Độ đổ lỗi cho Pakistan về vụ tấn công, nhưng Islamabad phủ nhận.

So sánh sức mạnh quân đội Ấn Độ và Pakistan

Theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự năm 2025 của Global Firepower, Ấn Độ là cường quốc quân sự mạnh thứ tư trên thế giới, còn Pakistan được xếp hạng là cường quốc quân sự mạnh thứ 12. Ấn Độ là nước chi tiêu lớn thứ năm trên thế giới cho quân sự. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), một tổ chức nghiên cứu quốc phòng và vũ khí hàng đầu, vào năm 2024, nước này đã chi 86 tỷ đô la cho quân sự, tương đương 2,3 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, Pakistan đã chi 10,2 tỷ đô la, tương đương 2,7 phần trăm GDP, cho quân đội vào năm 2024.

Tổng quân số của Ấn Độ là 5.137.550 người, lớn hơn gần gấp ba lần so với 1.704.000 người của Pakistan. Không quốc gia nào có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Máy bay tiêm kích Rafale của Không quân Ấn Độ (Ảnh: IAF).

Ấn Độ đang sở hữu 2.229 máy bay quân sự, trong khi đó Pakistan hiện có 1.399 chiếc. Với lực lượng thiết giáp, Ấn Độ hiện có 3.151 xe tăng chiến đấu, so với 1.839 xe tăng của Pakistan.

Cả hai quốc gia đều đang theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Theo thông tin từ ICANW, một liên minh toàn cầu nhằm cấm vũ khí hạt nhân, vào năm 2023, các quốc gia đã chi ước tính 91,4 tỷ đô la cho vũ khí hạt nhân, trong đó Ấn Độ chi 2,7 tỷ đô la và Pakistan chi 1 tỷ đô la.

Ấn Độ tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên vào tháng 5/1974 và tháng 5/1998, sau đó tiến hành thêm năm cuộc thử nghiệm nữa và tuyên bố là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong khi đó Pakistan đã tiến hành các cuộc thử hạt nhân đầu tiên ngay sau Ấn Độ vào năm 1998, và cũng chính thức trở thành một quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Theo Dự án Phòng thủ Tên lửa của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), các biện pháp răn đe hạt nhân của New Delhi chủ yếu nhắm vào các đối thủ Pakistan và Trung Quốc. Ấn Độ đã phát triển tên lửa tầm xa hơn và tên lửa di động trên đất liền. Cùng với Nga, nước này đang trong giai đoạn phát triển tên lửa tàu và tàu ngầm.

Tiêm kích J-10C của Không quân Pakistan (Ảnh: AFP)

CSIS cũng tuyên bố rằng kho vũ khí của Pakistan chủ yếu bao gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung di động, có tầm bắn đủ xa để nhắm vào Ấn Độ. Sự hỗ trợ kỹ thuật đáng kể của Trung Quốc cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này đã giúp ích cho Pakistan trong những năm gần đây.

Căng thẳng biên giới giữa hai quốc gia cũng đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu vũ khí của cả Ấn Độ và Pakistan trong những năm gần đây.

Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai trong giai đoạn 2020 - 2024, sau Ukraine, chiếm 8,3 phần trăm thị phần nhập khẩu toàn cầu. Phần lớn hàng nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga với 36%, mặc dù nước này đã chuyển nguồn cung vũ khí sang Pháp, Israel và Hoa Kỳ.

Bên kia biên giới, lượng vũ khí và trang thiết bị nhập khẩu của Pakistan đã tăng 61 phần trăm trong giai đoạn 2015 - 19 và 2020 - 24 khi nước này bắt đầu nhận được các lô hàng, bao gồm máy bay chiến đấu và tàu chiến. Trên phạm vi toàn cầu, Pakistan là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm với 4,6 phần trăm lượng nhập khẩu trong giai đoạn 2020 - 2024. Kể từ năm 1990, nhà cung cấp vũ khí nhập khẩu chính của Pakistan là Trung Quốc. Trung Quốc cung cấp 81% lượng vũ khí nhập khẩu của Pakistan trong giai đoạn 2020 - 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có hàng loạt cuộc gặp với các lãnh đạo nước ngoài đến Moscow tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Hôm nay, 8/5, ông sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người hiện đang thăm chính thức Nga.

Nga đã tạm dừng các hoạt động quân sự trong thời gian ngừng bắn 72 giờ nhân dịp kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Đòn không kích của Ấn Độ vào Pakistan ngày 7/5 đã thổi bùng trở lại điểm nóng Nam Á. Phía sau vụ tấn công là loạt chi tiết đáng chú ý, từ vũ khí do Trung Quốc sản xuất, vai trò kiềm chế của Mỹ đến thông điệp cứng rắn mà New Delhi muốn gửi đi.

Một cuộc chạm trán của 125 máy bay chiến đấu trong vòng hơn một giờ vừa diễn ra giữa không quân Ấn Độ và Pakistan, được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?

Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này.