Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc

Một video về máy bay chiến đấu J-36 của Trung Quốc đang được lan truyền rộng rãi vào ngày 25/3, làm dư luận tò mò về khả năng công nghệ của Bắc Kinh.

Đoạn phim được quay trong bối cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, xuất hiện từ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, nơi có trụ sở của Tập đoàn máy bay Thành Đô và nhanh chóng lan truyền trên các nền tảng truyền thông xã hội, điển hình như X.

Diễn biến mới nhất này đã làm bùng nổ các cuộc thảo luận về những tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không quân sự và những tác động của sản phẩm mới này đối với không quân toàn cầu, đặc biệt là liên quan đến chương trình chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo của Mỹ.

Video khiến người ta liên tưởng tới cuộc đua công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, đặt ra câu hỏi về ý định chiến lược và khả năng công nghệ của Bắc Kinh.

Một số bức ảnh chụp chiếc J-36 bay thử nghiệm lần thứ hai, ngày 17/3. Ảnh: TheWarzone.

Đoạn video, mặc dù có nhiễu và ngắn, cho thấy một máy bay hình tam giác không đuôi đang bay tầm thấp trên một khu vực đô thị gần các cơ sở hàng không vũ trụ của Thành Đô. Các nhà phân tích lưu ý rằng, máy bay phản lực tạm thời được đặt tên là J-36 dựa trên số seri có thể nhìn thấy của nó là "36011", phù hợp với những lần nhìn thấy trước đó vào tháng 12 và một chuyến bay tiếp theo vào đầu năm nay.

Không giống như lần xuất hiện đầu tiên, có máy bay chiến đấu tàng hình J-20S theo sau, chuyến bay này dường như diễn ra mà không có máy bay hộ tống, cho thấy sự tin tưởng ngày càng tăng vào độ ổn định của máy bay.

Đây là chuyến bay thứ ba được ghi nhận kể từ cuối năm ngoái, cho thấy các kỹ sư Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình thử nghiệm.

Các nguồn tin am hiểu các diễn biến hàng không vũ trụ đã xác nhận tính xác thực của cảnh quay, mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức.

Hoạt động rầm rộ xung quanh J-36 diễn ra khi Mỹ đang nỗ lực thực hiện chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của nước này, được gọi là NGAD. Được khởi xướng cách đây hơn một thập kỷ theo dự án Ưu thế trên không 2030, NGAD nhằm mục đích cung cấp một phiên bản kế nhiệm tàng hình hơn, tiên tiến hơn của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.

Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".

Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.

Tính đến sáng 30/3, 25 dư chấn đã được ghi nhận sau trận động đất mạnh xảy ra ở miền Trung Myanmar ngày 28/3, với cường độ cao nhất là 7,5 và thấp nhất là 2,8, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.

Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN đã khẳng định cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong công tác cứu trợ và phục hồi sau trận động đất mạnh xảy ra vào cuối tuần qua.