Chiếc áo mới cho bệnh nhân lọc máu
Áo mặc cho bệnh nhân trong bệnh viện vốn là vật dụng tưởng chừng bình thường, nhưng đối với những bệnh nhân lọc máu lâu năm, việc sử dụng áo thông thường lại có thể gây ra nhiều bất tiện. Những bệnh nhân này thường có tĩnh mạch phồng to, vị trí chọc kim cần phải băng ép sau khi lọc máu, trong khi ống tay áo truyền thống có thể gây cản trở điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, một mẫu áo đặc biệt dành riêng cho bệnh nhân lọc máu đã được ra đời từ sáng kiến của điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy. Thiết kế ống tay áo linh hoạt, có thể mở ra hoặc đóng lại, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình lọc máu, đồng thời giảm đau đớn và nguy cơ tổn thương tại vị trí chọc kim.
Bệnh nhân Lê Xuân Trung (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) chia sẻ: "Những bệnh nhân lọc máu chu kỳ thường phải đối mặt với nhiều bất tiện, nhưng nhờ chiếc áo này, cuộc sống của họ đã được cải thiện. Ở chốn không ai muốn đến là bệnh viện, vẫn có những niềm vui nhỏ mà các y, bác sĩ và điều dưỡng luôn hướng tới bệnh nhân".
Theo điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy, việc sử dụng áo bệnh viện thông thường khiến thao tác của điều dưỡng gặp khó khăn. Tĩnh mạch của bệnh nhân lọc máu lâu năm thường nổi rõ, ngoằn ngoèo ở nhiều vị trí dưới da, gây trở ngại khi sử dụng các mẫu áo cũ có ống tay không linh hoạt. Quan trọng hơn, sau khi hoàn thành lọc máu, bệnh nhân cần băng ép tại vị trí chọc kim để ngăn chảy máu, nhưng nếu áo cọ xát vào vị trí này, nguy cơ mất máu sẽ tăng cao.
Với hàng trăm bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, mẫu áo cải tiến không chỉ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn mà còn mang lại sự an tâm và thoải mái cho họ. Đây là một minh chứng cho thấy, những sáng kiến trong y tế dù nhỏ bé vẫn luôn có thể tạo ra sự khác biệt lớn, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0